TIN TỨC & SỰ KIỆN
GIỚI THIỆU 08:50:02 Ngày 09/09/2010 GMT+7
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.  

1. Cơ chế quản lý

ĐHQGHN có cơ cấu tổ chức đặc biệt gồm 3 cấp quản lý hành chính:

- ĐHQGHN là đầu mối được giao các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước hàng năm, có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình quốc huy.

- Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên, các khoa, trung tâm nghiên cứu, đơn vị trực thuộc ĐHQGHN là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu và tài khoản riêng.

- Các khoa, phòng nghiên cứu thuộc trường đại học, viện nghiên cứu.

ĐHQGHN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng chính phủ. Các trường đại học và các viện nghiên cứu thuộc ĐHQGHN là các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học có tư cách pháp nhân và quyền tự chủ như các trường đại học, viện nghiên cứu khác được quy định trong Luật Giáo dục và Luật Khoa học- Công nghệ. Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng và các phó Giám đốc ĐHQGHN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

2. Các đơn vị đào tạo, nghiên cứu, phục vụ trực thuộc

Cơ cấu hiện nay của ĐHQGHN bao gồm các trường đại học thành viên (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Công nghệ, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Giáo dục), các viện nghiên cứu khoa học thành viên (Viện Công nghệ thông tin, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển), các khoa trực thuộc (Khoa Luật, Khoa Quốc tế, Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Sau đại học), các trung tâm nghiên cứu, đào tạo trực thuộc (Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Trung tâm Nghiên cứu về phụ nữ, Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục, Trung tâm Phát triển hệ thống, Trung tâm nghiên cứu Biển và đảo, Trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao) và một số đơn vị phục vụ (Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Trung tâm Thông tin thư viện, Nhà xuất bản, Nhà in, Tạp chí Khoa học, Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu châu Á, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và phát triển đô thị đại học, Trung tâm Truyền thông và quan hệ công chúng).

3. Đội ngũ cán bộ và sinh viên

Theo số liệu thống kê, tính đến 31/12/2008, ĐHQGHN vẫn giữ được quy mô và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học (Bảng 2-4). Trong tổng số 2.359 cán bộ, viên chức cơ hữu của ĐHQGHN có 40 GS, 224 PGS, 27 TSKH, 595 TS, 935 thạc sĩ, trong đó có nhiều nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn có uy tín lớn ở trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ khoa học của ĐHQGHN đông đảo và mạnh nhất trong hệ thống các trường đại học của cả nước. Trong thời gian qua, các đơn vị đã tích cực đào tạo, bồi dưỡng, thu hút các nhà khoa học có học vị TS trở lên về công tác tại ĐHQGHN, cụ thể trong 3 năm 2006-2008: ĐHQGHN đã tuyển dụng và thu hút được 253 giảng viên về làm việc (trong đó phần lớn có trình độ TS). Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương thu hút và sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, ĐHQGHN đã thu hút khoảng 200 GS và 300 PGS của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong cả nước và hàng trăm các nhà khoa học có uy tín của thế giới, trong đó có một số người đạt giải Nobel và các giải thưởng lớn có uy tín khác cùng tham gia đào tạo, NCKH.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ ĐHQGHN lần thứ III năm 2005 đã đặt ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2010, tỉ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ trở lên đạt 60%. Tỉ lệ cán bộ có học vị tiến sĩ trở lên ở một số đơn vị đã gần đạt chỉ tiêu này: Trường ĐHCN (57,8%), Trường ĐHKHTN (53%), Trường ĐHKT (52,3%). Ở các đơn vị này, tỉ lệ giảng viên có trình độ đại học chỉ còn xấp xỉ 10%, nhưng đều đang được dự nguồn để đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Tính trong toàn ĐHQGHN, tỉ lệ cán bộ có trình độ tiến sĩ trở lên đạt 35,4% trên tổng số cán bộ giảng dạy, tỉ lệ GS, PGS trên cán bộ khoa học chiếm 14,8%, cao gấp gần 3 lần tỉ lệ trung bình của cả nước (lần lượt là 14,8% và 5,59%, theo số liệu của Tuổi trẻ Online ngày 4/5/2009).

ĐHQGHN có quy mô đào tạo lớn, với khoảng 18.000 sinh viên hệ đại học chính quy và gần 26.000 sinh viên các loại hình đào tạo không tập trung theo học 60 ngành đào tạo bậc đại học; gần 2.200 học viên cao học theo học 103 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và gần 300 nghiên cứu sinh theo học 77 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Ngoài ra, hệ trung học phổ thông chuyên đào tạo khoảng 2000 học sinh giỏi nhằm bồi dưỡng năng khiếu và tạo nguồn sinh viên giỏi cho bậc đại học.

Số liệu về đội ngũ giảng viên các đơn vị đào tạo chủ yếu

TT

Đơn vị đào tạo

Tổng số  Giảng viên

Giáo sư

Phó Giáo sư

TSKH

TS

ThS

1

Trường ĐHKHTN

423

18

103

9

215

162

2

Trường ĐHKHXH&NV

363

6

55

2

130

198

3

Trường ĐHNN

565

2

17

1

59

246

4

Trường ĐHCN

90

2

13

2

50

41

5

Trường ĐHKT

65

0

9

0

34

44

6

Trường ĐHGD

27

1

5

0

17

19

7

Khoa Luật

32

1

5

1

17

15

 

Số liệu về đội ngũ cán bộ của ĐHQGHN năm 2005 và năm 2008

 

Năm 2005

Năm 2008

Tổng số CBVC               

2.590

2.813

Tổng số CBKH                 

1.651

1.777

Tỷ lệ GS, PGS/CBKH        

14,02%

14,8%

Tỷ lệ TS, TSKH/CBKH     

33,01%

33,5%

4. Đào tạo

ĐHQGHN có chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài khoa học, công nghệ cho đất nước. Cùng với các chương trình đào tạo chuẩn (chất lượng quốc gia) áp dụng đối với hệ đào tạo chính quy thông thường, ĐHQGHN ưu tiên đầu tư các nguồn lực để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực tài năng đối với một bộ phận sinh viên giỏi, hợp tác với các trường đại học có uy tín trên thế giới thực hiện đào tạo liên kết theo chương trình và tiêu chuẩn chất lượng của trường đại học đối tác nước ngoài.

Tình hình tuyển sinh trong giai đoạn 2001-2008

 

Số

TT

 

Năm
tuyển sinh

Đại học chính quy

Đại học không chính qui

Chỉ tiêu

Thực hiện

Chỉ tiêu

Thực hiện

1

2001

4 220

4 255

5150

5.200

2

2002

4 438

4.280

5660

5.760

3

2003

4.510

4.584

5.500

5.497

4

2004

4.925

4 769

5.500

3.000

5

2005

5 035

4 850

6 500

5 420

6

2006

5.270

4 913

5.500

5 158

7

2007

5.180

5 026

4.410

4 361

8

2008

5.580

4.928

5.000

4.622

5. Nghiên cứu khoa học

Kết hợp chặt chẽ đào tạo, phát huy thế mạnh đa ngành, liên ngành và tiềm lực khoa học cơ bản, ĐHQGHN phát triển NCKH theo những hướng ưu tiên: Nghiên cứu cơ bản có định hướng, chọn lọc và nghiên cứu ứng dụng trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; nghiên cứu chuyển giao các công nghệ cao, công nghệ nguồn dựa trên các thành tựu nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu đổi mới giáo dục đại học; điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch lãnh thổ, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững,....

6. Hợp tác quốc tế

ĐHQGHN là đầu mối giao lưu văn hoá và hợp tác quốc tế lớn của đất nước, tích cực hội nhập và tham gia vào cơ cấu lãnh đạo, thành viên của nhiều mạng lưới, hiệp hội đại học khu vực, quốc tế. ĐHQGHN đã thiết lập quan hệ trao đổi, hợp tác với hơn 100 trường đại học và các tổ chức khoa học giáo dục nước ngoài và thực hiện nhiều dự án hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học và tăng cường tiềm lực KH-CN.

7. Khen thưởng

Các đơn vị, tập thể, cá nhân trong ĐHQGHN đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý

- ĐHQGHN đã vinh dự đón nhận Huân chương Sao vàng năm 2006

- 1 trường đại học được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh

- 2 trường đại học được tặng thưởng Huân chương Độc lập

- 2 tập thể được phong danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới

- 14 nhà khoa học được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 10 nhà khoa học được tặng Giải thưởng Nhà nước.

- 24 nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, 100 nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo Ưu tú

- Hàng trăm tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Ngoài ra, nhiều học sinh hệ THPT chuyên đoạt giải thưởng trong các cuộc thi Olympic Quốc tế (31 huy chương vàng, 48 huy chương bạc, 53 huy chương đồng).

 
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ