TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 14:35:40 Ngày 04/05/2019 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Hoàng Thị Bích
Tên đề tài luận án: Étude des tests utilisés pour évaluer la compétence de compréhension écrite au Département de Langue et de Culture françaises - ULEI - UNH.(Nghiên cứu các bài kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu sử dụng tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp - ĐHNN - ĐHQGHN)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Bích                

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 29/ 01/1983                                                

4. Nơi sinh: Hòa Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2019/QĐ-ĐHNN ngày 31/12/2014

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài luận án theo Quyết định số 1073/QĐ-ĐHNN ngày 05 tháng 6 năm 2018; Gia hạn học tập theo Quyết định số 2345 ngày 23 tháng 11 năm 2017.

Tên đề tài luận án trước khi điều chỉnh:

Évaluation de la compétence de compréhension écrite des étudiants de français au Vietnam

(Đánh giá năng lực đọc hiểu của sinh viên tiếng Pháp tại Việt nam)

Tên đề tài luận án sau khi điều chỉnh:

Conception d’un cadre d’évaluation de la compréhension écrite: étude des tests de compréhension écrite au Département de Langue et de Culture françaises - ULEI - UNH

(Khung xây dựng các bài thi đánh giá năng lực đọc hiểu: nghiên cứu các bài kiểm tra đọc hiểu tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp - ĐHNN - ĐHQGHN)

Chỉnh sửa tên đề tài luận án theo Quyết định số: 353/QĐ-ĐHNN ngày 18/11/2018

Tên đề tài luận án trước khi chỉnh sửa:

Conception d’un cadre d’évaluation de la compréhension écrite: étude des tests de compréhension écrite au Département de Langue et de Culture françaises - ULEI - UNH

(Khung xây dựng các bài thi đánh giá năng lực đọc hiểu: nghiên cứu các bài kiểm tra đọc hiểu tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp - ĐHNN - ĐHQGHN)

Tên đề tài luận án sau khi chỉnh sửa:

Étude des tests utilisés pour évaluer la compétence de compréhension écrite au Département de Langue et de Culture françaises - ULEI - UNH

(Nghiên cứu các bài kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu sử dụng tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp - ĐHNN - ĐHQGHN)

7. Tên đề tài luận án:

Étude des tests utilisés pour évaluer la compétence de compréhension écrite au Département de Langue et de Culture françaises - ULEI - UNH.

(Nghiên cứu các bài kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu sử dụng tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp - ĐHNN - ĐHQGHN)

8. Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học tiếng Pháp

9. Mã số: 9140233.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đình Bình

11. Tóm tắt các kết quả của luận án:

Luận án nhằm nghiên cứu các bài đọc hiểu sử dụng trong các đề thi đánh giá kĩ năng đọc hiểu dành cho sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội thông qua việc xác định các chỉ báo đánh giá độ khó và độ phức tạp của văn bản và các câu hỏi kèm theo. Chúng tôi đã nghiên cứu các yếu tố về mặt từ vựng và cấu trúc cú pháp trong các văn bản sử dụng trong bài thi đọc hiểu và mối liên hệ giữa các câu hỏi và văn bản liên quan cũng như cách xây dựng câu hỏi trong các bài thi tương ứng với trình độ của sinh viên. Từ đó chúng tôi đề xuất khung tham chiếu với các đặc tả chi tiết về độ dài văn bản, trường từ vựng, cấu trúc cú pháp, định dạng câu hỏi. Khung tham chiếu này có thể được sử dụng như một đề xuất sư phạm nhằm hỗ trợ giáo viên lựa chọn bài đọc hiểu và câu hỏi trong quá trình soạn thảo đề thi đọc hiểu dành cho sinh viên.

Nghiên cứu đã đưa ra một số các kết luận quan trọng sau:

- Độ khó của bài đọc hiểu có thể được thể hiện qua sự phức tạp vốn có của nó. Độ phức tạp về ngôn ngữ của bài đọc hiểu được đánh giá nhờ độ phức tạp về mặt từ vựng và cú pháp của nó.

- Mật độ từ vựng có thể được sử dụng như một chỉ báo về khả năng của người học trong việc đọc hiểu vì họ phải huy động tất cả các kiến ​​thức và kỹ năng của mình để trả lời câu hỏi.

- Tần xuất xuất hiện của từ vựng là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đo độ phức tạp về từ vựng. Một từ ít xuất hiện hoặc không quen thuộc sẽ gây khó khăn cho người học hơn là những từ thường xuyên xuất hiện.

- Các số liệu phân tích cho thấy độ phức tạp về mặt cấu trúc cú pháp trong văn bản là một trong những yếu tố quan trọng gây khó cho người học. Yêu cầu về trình độ của bài đọc càng cao, độ phức tạp về cấu trúc cú pháp càng lớn. Chúng tôi đề xuất trong quá trình lựa chọn bài đọc hiểu cho người học, giáo viên nên chú ý đến yếu tố này để lựa chọn bài đọc cho phù hợp.

- Độ khó của các câu hỏi trong các bài thi đọc hiểu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố chủ đạo là mối quan hệ giữa câu hỏi và văn bản đóng vai trò quan trọng. Câu hỏi đơn giản chứa có sử dựng lại các từ có trong văn bản và chỉ yêu cầu người học tìm kiếm thông tin, câu hỏi phức tạp yêu cầu người học phải có năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu liên quan đến kiểm tra đánh giá tiếng Pháp như một ngoại ngữ ở Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được ứng dụng trong quá trình dạy tiếng Pháp nói chung và kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tiếng Pháp nói riêng:

+ Nghiên cứu đã cung cấp một hệ thống tương đối đầy đủ về chỉ báo về mặt từ vựng và cú pháp giúp giáo viên có thể xác định độ khó và độ phức tạp của văn bản, từ đó lựa chọn bài đọc hiểu phù hợp với trình độ người học.

+ Các chỉ báo đánh giá độ khó của câu hỏi trong các bài thi đọc hiểu đã được cụ thể hoá và hệ thống hoá, làm cơ sở cho việc xây dựng khung tham chiếu xây dựng các bài thi đánh giá kỹ năng đọc hiểu dành cho sinh viên học tiếng Pháp như một ngoại ngữ ở Việt nam.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu độ khó và độ phức tạp của đề thi đọc hiểu sử dụng tại các Khoa tiếng Pháp ở Việt Nam.

- Nghiên cứu thử nghiệm khung tham chiếu xây dựng đề thi đọc hiểu trên phạm vi rộng hơn, lấy ý kiến phản hồi từ các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm tra đánh giá.

- Nghiên cứu xây dựng bộ đề thi đọc hiểu dành cho sinh viên khoa NN&VH Pháp.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.   Hoàng Thị Bích (2018), Đề xuất tiêu chí lựa chọn bài đọc hiểu trong giảng dạy kĩ năng đọc hiểu tiếng Pháp, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam. (ISBN: 978-604-961-677-8, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam, trang 64 – 78).

2.   Hoàng Thị Bích (2017), Enseigner du français/en français à l’ère de mondialisation: Quels en sont les nouveaux enjeux? Kỉ yếu hội thảo khu vực về nghiên cứu Pháp ngữ. (ISBN: 978-604-968-988-8, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam, trang 98-107).

3.   Hoàng Thị Bích (2017), Đổi mới đánh giá năng lực đọc hiểu năm 2 khoa NN&VH Pháp - ĐHNN- ĐHQGHN theo hướng chuẩn đầu ra, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia dành cho Học viên Cao học và Nghiên cứu sinh lần thứ nhất. (ISBN: 978-604-62-9306-4, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam, trang 52 – 62).

 Cầm Tú Tài - VNU - ULIS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ