TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 00:00:00 Ngày 01/08/2019 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Đỗ Thị Thúy Hà
Tên đề tài: Nghiên cứu quá trình thụ đắc và phương pháp giảng dạy câu biểu thị mục đích trong tiếng Hán đối với sinh viên chuyên ngữ Việt Nam

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Thúy Hà                 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 24/ 7/ 1979                                               4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2024/QĐ-ĐHNN ngày 16/12/2015

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: chỉnh sửa tên đề tài theo Quyết định số 273/QĐ-ĐHNN ngày 10/ 01/ 2019

7. Tên đề tài luận án:

Trước khi chỉnh sửa:

越南汉语学习者表目的得及其教学研

Nghiên cứu quá trình thụ đắc câu biểu thị mục đích tiếng Hán của sinh viên chuyên ngữ Việt Nam và vấn đề dạy học

Tên luận án chính thức sau chỉnh sửa:

越南汉语学习者表目的得及其教学研

Nghiên cứu quá trình thụ đắc và phương pháp giảng dạy câu biểu thị mục đích trong tiếng Hán đối với sinh viên chuyên ngữ Việt Nam

8. Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Trung Quốc

9. Mã số: 9214234.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Cầm Tú Tài

11. Tóm tắt các kết quả của luận án:

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã rút ra một số các kết luận chính như sau:

Trong tiếng Hán có rất nhiều từ ngữ biểu thị quan hệ mục đích như: “”, “以便免得”, “以免旨在的是”... và câu biểu thị mục đích là loại câu có tần suất sử dụng khá cao kể cả trong văn phong nói và viết, đồng thời cũng là loại câu không kém phần phức tạp bởi tính đa dạng về ngữ nghĩa, cấu trúc của nó. Bên cạnh đó, do sự giao thoa của ngôn ngữ, người Việt Nam khi tiếp thu và sử dụng cấu trúc ngôn ngữ này sẽ gặp trở ngại là điều không thể tránh khỏi. Điều đó cũng có nghĩa là lỗi sẽ xuất hiện trong quá trình sử dụng.

Để hoàn thành nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu khảo sát và bài thi phần kỹ năng viết luận của sinh viên năm thứ hai, năm thứ ba, năm thứ tư chuyên ngành tiếng Trung Quốc tại hai trường đại học, đó là Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên. Kết quả cho thấy, lỗi sử dụng câu biểu thị mục đích chủ yếu là nhầm lẫn giữa các từ ngữ chỉ mục đích, vị trí của chúng trong câu và lỗi về mặt ngữ dụng học mà nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ và độ khó của điểm ngôn ngữ này.

Đây là nghiên cứu về quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, kết quả khảo sát thực tế cho thấy, sinh viên từ chỗ mắc lỗi nhiều và sử dụng từ ngữ biểu thị mục đích một cách thiếu cơ sở lí luận đến chỗ mắc lỗi ít và sử dụng một cách có ý thức (có cơ sở lí luận).

Ngoài ra, luận án cũng dựa trên cơ sở khảo sát giáo trình, phân tích kết quả khảo sát đối với giáo viên về phương pháp giảng dạy để tiến hành phân tích, đánh giá, đưa ra một số kiến nghị về dạy và học nhằm đem lại những giờ học hiệu quả nhất.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Phân tích lỗi là một trong những nội dung quan trọng của việc nghiên cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, phân tích lỗi một cách chặt chẽ sẽ giúp cho người học ngày càng tiếp cận sâu với ngôn ngữ đích, cũng có nghĩa là có lợi cho việc dạy học. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề thụ đắc ngôn ngữ, trước hết là các từ ngữ biểu thị mục đích trong tiếng Hán hiện đại.

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào quá trình nghiên cứu, giảng dạy tiếng Hán mà trước hết là các từ ngữ biểu thị mục đích.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu lỗi và quá trình thụ đắc các điểm ngôn ngữ khác, bao gồm từ vựng và ngữ pháp trong tiếng Hán của sinh viên Việt Nam.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

(1) Đỗ Thị Thúy Hà (2016), Nghiên cứu lỗi sai trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai và sách lược dạy học, lấy một số từ biểu thị mục đích trong tiếng Hán làm ví dụ, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ học – Những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (ISBN: 978-604-62-6689-1), tr71- tr77.

(2) Đỗ Thị Thúy Hà, Nguyễn Thu Thủy, Phạm Minh Tâm (2016), Bàn về phương thức sửa lỗi trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai của sinh viên Việt Nam khi học tiếng Hán, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Trung. NXB Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí  Minh (ISBN: 978-604-947-782-9), tr327-tr323.

(3)  Đỗ Thị Thúy Hà (2017), 越南太原大汉语专业本科生表目的的句的偏分析及其教学策略, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh lần thứ nhất. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (ISBN: 978-604-62-9306-4) tr112-tr119.

(4) Đỗ Thị Thúy Hà (2018), 太原大汉语专业本科生中介及其教学策略 (汉语表目的例), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh năm 2018. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (ISBN: 978-604-62-6097-4), tr135–tr141.

(5) Đỗ Thị Thúy Hà (2018), Bàn về hiện tượng chuyển di ngôn ngữ trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai thông qua cách sử dụng từ biểu thị mục đích “” trong tiếng Hán hiện đại, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, tập 188, số 12/3 (ISSN: 1859-2171), tr227-tr233.

 VNU Media - VNU - ULIS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ