TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 09:53:49 Ngày 16/09/2019 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Dương Thị Kim Huệ
Tên đề tài: Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo vận động lực lượng thứ ba từ năm 1969 đến năm 1975

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Dương Thị Kim Huệ                                  2. Giới tinh:  Nữ

3. Ngày sinh: 23 – 11 – 1984                                                                  4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2416/2015/QĐ-XHNV ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo vận động lực lượng thứ ba từ năm 1969 đến năm 1975

8. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                                9. Mã số:   62 22 03 15

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hồ Khang

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Các kết quả chính

Một là, hệ thống hóa, phân tích những quan điểm, chủ trương và quá trình chỉ đạo vận động, tranh thủ lực lượng thứ ba, từ năm 1969 đến năm 1975 của Đảng Lao động Việt Nam.

Hai là, rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình vận động lực lượng thứ ba giai đoạn 1969 - 1975.

Ba là, luận án có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu những vấn đề có liên quan.

Kết luận

Sau quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài “Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo vận động lực lượng thứ ba từ năm 1969 đến năm 1975”, nghiên cứu sinh đã giải quyết được các vấn đề chính sau:

Làm rõ những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử tác động đến quá trình ban hành chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về vận động lực lượng thứ ba. Hệ thống hóa, phân tích các chủ trương, quan điểm của Đảng về việc vận động lực lượng thứ ba giai đoạn 1969 – 1975; quá trình nhận thức của Đảng về lực lượng thứ ba, vai trò của lực lượng thứ ba và phương thức vận động lực lượng này tham gia vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

Khôi phục lại một cách khách quan quá trình Đảng Lao động Việt Nam chỉ đạo thực hiện việc vận động, tranh thủ lực lượng thứ ba giai đoạn 1969 – 1975; những phong trào đấu tranh, nhân vật điển hình của lực lượng thứ ba ở các đô thị lớn của miền Nam; những kết quả đạt được của quá trình thực hiện sự chỉ đạo, những đóng góp của lực lượng thứ ba vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1969 – 1975.

Chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế của Đảng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo vận động lực lượng thứ ba giai đoạn 1969 – 1975.

Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo việc vận động, tranh thủ lực lượng thứ ba tham gia vào cuộc đấu tranh chống Mỹ, giải phóng dân tộc của Đảng thể hiện nhiều ưu điểm như: nhìn thấy được “tiếng nói chung” trong phong trào đấu tranh của lực lượng thứ ba với cuộc kháng chiến do Đảng lãnh đạo, đó là mục tiêu hòa bình, dân chủ, trung lập, thống nhất đất nước. Đây là cơ sở quan trọng nhất để Đảng vận động, tranh thủ được tiếng nói của lực lượng thứ ba, có thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến của cả dân tộc; đề ra được những hình thức vận động phong phú, cách thức tiến hành vận động đa dạng nhằm tranh thủ tối đa ảnh hưởng lực lượng thứ ba; là sự chỉ đạo sát sao, kịp thời và phối hợp chặt chẽ với hệ thống tổ chức Đảng ở các đô thị lớn trên toàn miền Nam.

Bên cạnh những ưu điểm, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo việc vận động, tranh thủ lực lượng thứ ba giai đoạn 1969 – 1975 của Đảng cũng bộc lộ những hạn chế. Trong khoảng thời gian đầu của cuộc vận động, nhận thức của Đảng về lực lượng thứ ba và vai trò của lực lượng thứ ba còn chưa thực sự đầy đủ, dẫn tới phương thức vận động đề ra chưa phù hợp; có những lúc, biện pháp vận động còn chậm thay đổi và không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, dẫn tới kết quả đạt được không cao; đã đánh giá đúng vai trò của lực lượng thứ ba song lại chưa có sự ghi nhận xứng đáng những đóng góp của lực lượng này đối với cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước .

Rút ra một số kinh nghiệm quan trọng như: 1) Chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo phải bám sát và phù hợp với hoàn cảnh, với yêu cầu mới của tình hình thực tiễn và mang tính kịp thời; 2) Chú trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác vận động; 3) Nắm rõ đặc điểm của đối tượng vận động để vừa đảm bảo vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, vừa phát huy được tối đa sức mạnh của các lực lượng, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án sau khi được hoàn thiện tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lực lượng thứ ba ở Việt Nam

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Những vấn đề liên quan đến lực lượng thứ ba ở Việt Nam

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Dương Thị Kim Huệ (2015), “Đại đoàn kết dân tộc - nhân tố quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (3), tr. 158 - 160.

- Dương Thị Kim Huệ (2016), “Công tác tư tưởng của Đảng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (5), tr. 11 - 13,17.

- Dương Thị Kim Huệ (2017), “Vai trò của Đảng đối với việc vận động lực lượng thứ ba đấu tranh vì hòa bình và ký kết Hiệp định Paris”, Tạp chí Giáo dục và xã hội (6), tr. 6 - 8.

-  Dương Thị Kim Huệ (2018), “Hiệp định Paris 1973 - Bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Giáo dục và xã hội (6), tr. 26 - 29.

-  Dương Thị Kim Huệ (2019), “Đảng vận động và phát huy vai trò của lực lượng thứ ba trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (3), tr. 79 - 84.

 VNU Media - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ