TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 20:45:40 Ngày 17/08/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Phạm Hoàng Mạnh Hà
Tên đề tài: Hệ thống tước vị thời Lê Sơ

1. Họ và tên: Phạm Hoàng Mạnh Hà                               2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 06/01/1982                                                4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2416/2015/QĐ-XHNV; ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi giáo viên hướng dẫn

- Lần 1: PGS.TS Tạ Ngọc Liễn thay thế GS.TS Nguyễn Quang Ngọc

- Lần 2: GS.TS Đinh Khắc Thuân thay thế PGS.TS Tạ Ngọc Liễn

7. Tên đề tài luận án: Hệ thống tước vị thời Lê Sơ

8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam                               9. Mã số: 62 22 03 13

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đinh Khắc Thuân

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Xác định hệ thống tước vị thời Lê Sơ qua hai thời điểm: Thời Lê Thái Tổ là ba cấp tước cho hoàng tộc (Quận Công, Quận Vương, Quốc vương), hai cấp tước cho công thần (Hầu tước, Trí tự). Thời Lê Thánh Tông, hệ thống tước vị cho hoàng thất gồm 7 cấp (Thân vương, Thân tự vương, tước Công, tước Hầu, tước Bá, tước Tử, tước Nam), hệ thống tước vị công thần gồm 4 cấp (Quốc công, quận công, tước Hầu và tước Bá).

- Làm sáng tỏ những quyền lợi mà người có tước vị được thụ hưởng. Đáng chú ý là những đặc quyền dành riêng cho hoàng tộc, công thần phong tước mà quan lại đương triều không thể có được.

- Chỉ rõ đặc điểm, tính chất của tước chế Lê Sơ: Sự phân tách giữa “danh vọng” và “chức vụ”, yếu tố đất phong ảo, tính tôn quân tập quyền, tính liên kết dòng họ…

- Phân tích tác động của tước chế với vương triều Lê Sơ ở hai khía cạnh: Tổ chức xã hội và tổ chức chính quyền.

- Nêu lên những tích cực và hạn chế của việc phong tước.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Trong bối cảnh hiện nay, khi vấn đề trọng dụng nhân tài, bổ nhiệm cán bộ, quy hoạch cán bộ, trọng đãi người có công, tiền lương cho nhân sự trong bộ máy công quyền đã và đang trở thành một trong những chủ đề rất được quan tâm, nhiều lần được bàn thảo trong nghị trường Quốc hội thì hệ thống tước vị thời Lê Sơ cùng với những đặc trưng của nó, đặc biệt là “tính hai mặt” của tước chế ít nhiều sẽ là tiền đề cần thiết để tiếp thu, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Hệ thống tước vị Việt Nam thời quân chủ.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Phạm Hoàng Mạnh Hà (2019), “Định chế phong Vương ở Việt Nam thời Quân chủ”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (2), tr.51-57.

- Phạm Hoàng Mạnh Hà (2019), “Định chế tước phong thời Lê Sơ và vai trò của Bộ Lại trong việc ban phong tước vị”, Tạp chí Khoa học (5), tr.111-119.

- Phạm Hoàng Mạnh Hà (2020), “Từ vấn đề nhà nước phong kiến Trung Hoa - tìm hiểu mối quan hệ “phong - kiến” ở Việt Nam thời Trung đại”, Tạp chí Khoa học (5), tr.153-161.

- Phạm Hoàng Mạnh Hà (2020), “Tước phong “Trí tự” và vị trí của nó trong hệ thống tước vị thời vua Lê Thái Tổ”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (6), tr. 395-403.

 Huy Minh
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ