ĐHQGHN - Dấu ấn trong tôi 09:09:16 Ngày 24/04/2024 GMT+7
Kinh doanh trong giáo dục đại học
Trong cuộc thử thách gắt gao không khoan nhượng của thị trường cạnh tranh tự do, chỉ những doanh nghiệp phù hợp nhất (ví dụ như doanh nghiệp đó có thể cung cấp ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất) mới có thể tồn tại.

Trong những năm gần đây, các trường đại học và cao đẳng đang phải đối mặt với sức ép ngày một gia tăng của việc quản lý và hoạt động như một doanh nghiệp. Vì theo logic, một doanh nghiệp phải tồn tại trong một môi trường khốc liệt của sự cạnh tranh tự do, và như thế, những tổ chức của họ cũng cần hoạt động hiệu quả hơn và có trách nhiệm hơn để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng – người học, hơn là một tổ chức phi lợi nhuận như các trường đại học và cao đẳng hiện nay.

Mặc dù có vẻ như sự cứu trợ liên tục của chính phủ trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đang mang lại một niềm hi vọng yếu ớt cho những đòi hỏi trên: giáo dục đại học nên đi theo mô hình tổ chức giống như một doanh nghiệp.

Việc thuê ban lãnh đạo của trường đại học Pueblo là 1 ví dụ điển hình của việc nhạy cảm với thực tế. Ngày mùng 6 tháng 5 vừa qua, hội đồng quản trị của trường đã ra thông báo về việc sẽ thuê Joe Blake làm hiệu trưởng, mặc dù công bằng mà nói, Blake là sự lựa chọn hơi có phần lạ lùng.

Mặc dù ông Joe Blake đưa ra những mối quan hệ mở rộng trong giới kinh doanh ở Denver (công việc gần đây nhất của ông là chủ tịch phòng thương mại Denver Metro) thì lý lịch của ông vẫn có một khoảng trống không thể lấp đầy về khả năng kinh viện.

Thật vậy, việc lạ lùng ở đây là những ủy viên hội đồng quản trị đã cố ý không cho đại diện các khoa và sinh viên tham gia vào ủy ban tìm kiếm. Để chống lại những điều lệ liên quan đến thành phần bị giới hạn của hội đồng tìm kiếm, Michelle McKinney, một đại diện quan hệ công chúng của hội đồng quản trị đã tuyên bố một cách thẳng thắn rằng: “Những thành viên của Ủy ban tìm kiếm được lựa chọn bởi tri thức của họ và bởi sự hiểu biết của họ về công việc kinh doanh hàng tỉ USD.”

Mặt khác, từ viễn cảnh của hội đồng quản trị, trường đại học bang Colarado đã trở thành 1 doanh nghiệp. Vì thế, khi tiến tới việc chọn lựa ban lãnh đạo của trường, ủy viên hội đồng quản trị thấy rằng những ứng viên là các doanh nhân thành đạt có vẻ thích hợp hơn những viện sĩ.

Quan sát những sự việc này qua những lăng kính lạc quan nhất, một người có thể chỉ trích rằng những thay đổi to lớn nhằm mang lại một nền giáo dục cao hơn. Trong xã hội thông tin như hiện nay, trình độ đại học trở thành yếu tố chính yếu để thành công. Hiện nay, trình độ đại học là không thể thiếu, với mỗi năm qua đi, sinh viên phải trải qua rất nhiều khó khăn để tiến gần tới và hoàn thành giáo dục bậc đại học.

Giá cả tăng gấp đôi cùng với việc giảm sút các quỹ cộng đồng đã chuyển gánh nặng tài chính lên vai các sinh viên. Khi họ phải đối mặt với những món nợ chồng chất cho những chi phí ở trường, rất nhiều sinh viên tài năng nhưng không đủ tiền theo học sẽ chẳng có sự lựa chọn nào ngoài việc bỏ học.

Vì 1 lý do nào đó mà các nhà giáo dục phải tìm ra con đường để thay đổi động lực này: những nhà lãnh đạo các trường đại học và cao đẳng phải nhanh chóng tạo nhiều điều kiện hơn nữa cho giáo dục đại học. Sự nhìn nhận sáng suốt về lĩnh vực kinh doanh chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức rõ về những rủi ro của việc đụng chạm tới sự mong mỏi của khách hàng.

Khi một mặt hàng có giá trị trở nên quá đắt đỏ thì khách hàng có xu hưởng chuyển sang mua hàng ở nơi khác. Đó là trường hợ của hãng chế tạo tự động
Big Three US. Không lâu trước đây, họ là người khổng lồ trong ngành công nghiệp Mỹ nhưng họ đã có một bước đi sai lầm với khách hàng của mình. Họ vấp phải những thời gian khó khăn. Lại một lần nữa, trong xã hội thị trường tự do, nó phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao nhất với giá cả có thể chấp nhận được. Lòng trung thành của khách hàng không phải là mãi mãi.

Thật vậy, giáo dục đại học phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của những sinh viên thế kỉ XXI. May mắn thay, giáo dục đại học đã có một loạt các sáng kiến để đạt được 1 cách chính xác những điều sau: phần lớn các trường đại học và cao đẳng của Mỹ đều có những chương trình đào tạo linh hoạt, cho phép sinh viên học hệ không chính quy và đào tạo từ xa dành cho những người đi làm cả ngày, chăm sóc gia đình, thực hiện nghĩa vụ quân sự để tiến tới trình độ đại học phù hợp với lối sống của họ.

Rất nhiều trường đại học đã thuê công nghệ mới nhất trong nỗ lực tìm kiếm sinh viên tài năng. Như thế, rất nhiều người thiếu sự năng động và 1 số tiền cần thiết để theo đuổi một nền giáo dục truyền thống ở trường đại học vẫn có thể có được bằng cao đẳng trực tuyến hoặc những cơ hội về 1 tấm bằng đại học thực sự.

Việc thay đổi thời gian cho thấy rằng giáo dục đại học cũng phải thay đổi. Bây giờ, giáo dục đại học đã đáp ứng những yêu cầu 1 cách đáng ngưỡng mộ. Với mọi tổ chức thành công, để đảm bảo thành công tiếp tục, cần phải liên tục tìm kiếm những con đường mới để tái sáng tạo và hoàn thiện bản thân.

Hơn thế nữa, một nhà hoạch định chính sách phải nhìn thấy trước tương lai. Điều quan trọng là phải nhận thấy điểm mạnh và yếu trong khuôn khổ giáo dục đại học. Tuy sự sáng suốt của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể mang lại lợi nhuận cho trường nhưng giáo dục đại học không phải là 1 ngành kinh doanh và cũng sẽ không bao giờ là 1 ngành kinh doanh.

Giáo dục đại học cần và phải hiệp lực với doanh nghiệp theo rất nhiều cách nhưng doanh nghiệp và giáo dục đại học lại theo đuổi những mục đích khác nhau. Doanh nghiệp thiết lập các hoạt động nhằm sinh lời trong khi các trường đại học lại không làm như vậy. Đó là do giáo dục không phải là 1 thứ hàng hóa. Người ta không thể mua giáo dục như là cách họ mua 1 bộ quần áo, và việc đầu tư cũng đòi hỏi hàng năm trời kiên nhẫn, cần cù và sáng tạo trước khi một ai đó có thể hi vọng hái được quả ngọt.

Thật vậy, giáo dục không hề rẻ, nó buộc người ta phải có 1 khoản đầu tư khổng lồ để tạo nên 1 quỹ giáo dục từ xã hội thông tin. Sau khi có nền tảng, những việc làm sau đó mới thực sự ngoạn mục bởi vì quỹ đó đầu tư vào giáo dục đại học.

Không thể phủ nhận rằng, một cách giảm chi phí giáo dục đại học là tìm kiếm những cách thức mới để giáo dục có thể sinh lời. Người ta đang mong chờ một thế chủ động như thế trở thành đề tài thu hút đầu tiên đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Nhưng liệu có thể thu lợi từ giáo dục đại học mà không làm hao mòn nó không?

Việc xem xét giáo dục đại học như một nguồn phát sinh lợi nhuận là phản đề của triết lí giáo dục đã đưa nước Mỹ tới vị trí độc tôn với vai trò là người dẫn đầu xã hội thông tin.

Bởi vậy, 1 quốc gia có thể tiếp tục gặt hái những phần thưởng to lớn bằng cách đẩy mạnh lời cam kết thành hành động thực tiễn và giữ vững triết lí của giáo dục là 1 sự đầu tư dài hạn trong tương lai.

 Timothy McGettigan - Trường ĐH Pueblo, bang Colorado, Mỹ - BH, PH (dịch) - Bản tin ĐHQG Hà Nội - số 223, 2009
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 387 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC