Tin tức  Thông báo  Sau đại học 22:56:01 Ngày 19/04/2024 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Tạ Thị Thu Hằng
Tên đề tài: Hình ảnh người mẹ trong lời các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt – Một nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận ngôn ngữ học chức năng hệ thống

1. Họ và tên: Tạ Thị Thu Hằng 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 17/7/1990 4. Nơi sinh: Phú Thọ

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2331 /QĐ-ĐHNN, ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: điều chỉnh tiêu đề luận án

Gia hạn thời gian bảo vệ luận án từ 24/11/2019 đến 24/11/2021

7. Tên đề tài luận án:

Hình ảnh người mẹ trong lời các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt – Một nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận ngôn ngữ học chức năng hệ thống

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh 9. Mã số: 9220201.01

10. Cán bộ hướng dẫn: GS.TS Hoàng Văn Vân

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu về hình ảnh người mẹ thông qua nghĩa kinh nghiệm và nghĩa liên nhân trong lời các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt.

Nghiên cứu đã khái quát hóa hình ảnh người mẹ thời chiến và thời bình trong lời các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt. Đồng thời, sự giống và khác nhau trong nghĩa kinh nghiệm được hiện thực hóa qua quá trình chuyển tác và nghĩa liên nhân được hiện thực hóa hệ thống thức để khắc họa hình ảnh người mẹ trong các bài hát được chọn lựa cũng được trình bày trong luận án.

Liên quan tới hình ảnh người mẹ trong tiếng Anh và tiếng Việt trong chiến tranh, mặc dù tình cảm người mẹ dành cho con là vô cùng lớn lao và vô điều kiện nhưng hình ảnh của họ hiện lên trong các ca khúc tiếng Anh và tiếng Việt lại rất khác nhau. Hình ảnh người mẹ trong chiến tranh trong các bài hát tiếng Anh được khắc họa với ba đặc điểm nổi bật: (i) Người mẹ là chỗ dựa tinh thần cho những đứa con cũng là những người lính trong chiến tranh; (ii) Người mẹ luôn luôn hướng lòng mình về những đứa con nơi chiến trường; (iii) Người mẹ lên tiếng phản đối chiến tranh để bảo vệ con mình. Đối với các ca khúc về mẹ trong chiến tranh ở tiếng Viêt, ba đặc điểm nổi bât được phát hiện ra bao gồm: (i) Người mẹ có những cống hiến lớn lao cho đất nước và những đứa con; (ii) Người mẹ luôn hướng lòng mình về những đứa con; (iii) Người mẹ là biểu tượng của sự hi sinh anh dũng và động lực mạnh mẽ cho những người lính. Có thể thấy, một điểm chung trong hình ảnh người mẹ trong tiếng Anh và tiếng Việt, đó chính là đặc điểm số hai. Để khắc họa hình ảnh người mẹ trong cả hai ngôn ngữ, tác giả đã sử sử dụng một cách có hiệu quả hệ thống chuyển tác bao gồm các yếu tố: kiểu quá trình, đối tượng tham gia và chu cảnh cùng với hệ thống thức bao gồm các kiểu thức và các kiểu tình thái. Xét về hệ thống chuyển tác, trong số sáu quá trình, quá trình vật chất chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cả hai ngôn ngữ mặc dù sự thể hiện là khác nhau. Trong khi quá trình vật chất được sử dụng để minh họa sự tham gia của người lính trong các bài hát tiếng Anh thì trong tiếng Việt, kiểu quá trình này được sử dụng để tái hiện sự tham gia của người mẹ trong cuộc chiến. Sau quá trình vật chất là quá trình tinh thần và quá trình quan hệ. Hai kiểu quá trình này được sử dụng để khắc họa tâm trạng và cảm xúc của người mẹ trong các bài hát. Xét về hệ thống thức, thức tuyên bố chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cả hai ngôn ngữ. Điều đó chứng tỏ rằng tác giả của các ca khúc và nhân vật chính trong các ca khúc muốn kể câu chuyện của mình hoặc truyền tải thông điệp đến người đọc hoặc người nghe. Họ không có ý định hỏi hay yêu cầu khán giả điều gì. Đề cập tới kiểu tình thái, số lượng tình thái trong tiếng Anh cao hơn tiếng Việt. Điều đó chứng tỏ nhân vật trong bài hát (người mẹ hoặc người lính) trong tiếng Anh thường thể hiện thái độ hoặc đánh giá của mình trong các lời trần thuật.

Liên quan tới hình ảnh người mẹ thời bình trong các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt, có khá nhiều điểm tương đồng được tìm ra. Người mẹ trong bài hát của cả hai ngôn ngữ đều được khắc họa là những người tận tâm và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người con. Chủ yếu ba kiểu quá trình được sử dụng để khắc họa hình ảnh người mẹ là quá trình vật chất, quá trình tinh thần và quá trình quan hệ. Nói về kiểu thức, thức tuyên bố xuất hiện chủ yếu trong các ca khúc của cả hai ngôn ngữ. Tuy nhiên một điểm khác nhau đáng chú ý là thức nghi vấn và thức cảm thán xuất hiện trong ca khúc tiếng Việt nhưng không xuất hiện trong ca khúc tiếng Anh. Mặc dù xuất hiện với số lượng nhỏ song hai kiểu thức này lại rất hiệu quả trong việc truyền tải nội dung bài hát mà nó xuất hiện. Xem xét tới tình thái, các kiểu tình thái trong tiếng Anh cao hơn tiếng Việt. Đây là một phương tiện hiệu quả để bày tỏ thái độ của người nói, giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về tâm trạng của người mẹ, người con trong các ca khúc.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Nghiên cứu là nguồn tham khảo hữu ích để nghiên cứu tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ chức năng hệ thống.

- Nghiên cứu hữu ích cho bất cứ ai quan tâm tới ngôn ngữ chức năng hệ thống và muốn tiếp cận với các nghiên cứu so sánh tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ chức năng hệ thống.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Các nghiên cứu tiếp theo có thể nghiên cứu chức năng còn lại của ngôn ngữ đó là chức năng ngôn bản. Ngoài ra nghiên cứu có thể thực hiện với nguồn dữ liệu là các bài hát ở các thể loại và chủ để khác để có cái nhìn toàn diện hơn về ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ chức năng hệ thống.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Tạp chí:

 (1). Ta, T.T.H. (2016). So sánh hình ảnh người mẹ trong các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt theo quan điểm ngôn ngữ học chức năng hệ thống. Tạp chí KHXH & NV, 2(2b), 268-276.

(2). Ta, T.T.H. (2021). An Analysis of Songs about Mother by Nguyen Van Ty from Systemic Functional Linguistics Perspective. VNU Journal of Foreign Studies, 37(4), 39-54. DOI: https://doi.org/10.25073/2525-2445/vnufs.4688

Báo cáo khoa học:

(1). Ta, T.T.H. (2015, November 30 – December 2), Mother in English and Vietnamese songs from systemic linguistics perspective [Conference presentation]. Inter-Academia Asia, Hotel Associa Shizuoka.

(2). Ta, T.T.H. (2017). The representation of mother image in English and Vietnamese songs from systemic linguistics perspective. Proceedings of 2017 National Graduate Research Symposium on Linguistics, Foreign Language Education Interdisciplinary Fields,140-150 . Hanoi, 2017. Hanoi: Vietnam.

(3). Ta, T.T.H. (2018). An analysis of interpersonal meaning used in selected mother songs by Trinh Cong Son. Proceedings of 2018 International Graduate Research Symposium on Linguistics, Foreign Language Education Interdisciplinary Fields, 160-173. Hanoi, 2018. Hanoi: Vietnam.

(4). Ta, T.T.H. (2021). “Nhat ki cua me” by Nguyen Van Chung and the English Translation by Ta Nguyen Tan Truong – a Systemic Functional Comparison. Proceedings of 2021 National Conference on Linguistics, Foreign Language Education Interdisciplinary Fields, 803-814. Hanoi, 2021. Hanoi: Vietnam.

 VNU Media - VNU-ULIS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 387 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC