Tin tức  Thông báo  Sau đại học 19:35:15 Ngày 23/04/2024 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Chu Công Hùng
Tên đề tài: Sáng kiến vành đai, con đường của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra với Việt Nam

1. Họ và tên: Chu Công Hùng                                         2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 26/09/1980                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định nhận nghiên cứu sinh số: 1745/QĐ- XHNV, ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

(i) Giáo viên hướng dẫn: do Giáo viên hướng dẫn GS.TS Đỗ Tiến Sâm bị bệnh mất nên năm 2020 Nghiên cứu sinh đã xin thay đổi Giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Phùng Thị Huệ tại số quyết định: 2423/QĐ-XHNV.

(ii) Tên đề tài được điều chỉnh từ tiêu đề: “Việc triển khai sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc và một số vấn đề đặt ra đối với An ninh quốc gia Việc Nam” sang “Sáng kiến vành đai, con đường của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra với Việt Nam” theo góp ý tại buổi hội thảo bộ môn ngày 27/4/2022.

(iii) Gia hạn thời gian đào tạo 12 tháng từ ngày 14 tháng 7 năm 2020 đến 13 tháng 7 năm 2021.

(iv) Gia hạn thời gian đào tạo 12 tháng từ ngày 14 tháng 7 năm 2021 đến 13 tháng 7 năm 2022

7. Tên đề tài luận án: Sáng kiến vành đai, con đường của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra với Việt Nam

8. Chuyên ngành: Trung Quốc học;                                9. Mã số: 62 31 06 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phùng Thị Huệ

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án cung cấp, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành, ra đời của BRI, từ đó đánh giá mục tiêu bản chất và khả năng thực hiện các chương trình, hạng mục kết nối, hợp tác liên khu vực của sáng kiến này.

- Thông qua việc phân tích, đánh giá nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, mục tiêu cốt lõi và quá trình triển khai BRI, Luận án làm rõ chiến lược mang tính toàn cầu của Trung Quốc trong Sáng kiến này.

- Bằng những số liệu và kết quả thực thi BRI sau gần 10 năm ra đời, Luận án góp phần lý giải xác thực hơn sức mạnh tổng hợp cùng vị thế, uy tín quốc tế của Trung Quốc, đồng thời dự báo triển vọng phát triển của sáng kiến này trong tương lai. Đây chính là việc làm có ý nghĩa bổ sung đầy đủ hơn cơ sở đánh giá về con đường hiện đại hoá, phục hưng dân tộc của Trung Quốc, trên cả hai phương diện: nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực chứng.

- Luận án cũng đã đánh giá một cách có hệ thống về quan điểm lập trường, quá trình tham gia và những vấn đề đạt ra cho Việt Nam khi tham gia BRI.

- Luận án trên cơ sở phân tích khoa học cũng đã đánh giá được những vấn đề đặt ra cho Việt Nam và cách thức Việt Nam trong việc ứng xử với BRI.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị đối với cơ quan chức năng trong quá trình tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an đề ra chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại, bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia phù hợp, trong bối cảnh Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai BRI và kêu gọi, vận động các nước, trong đó có Việt Nam tham gia.

- Kết quả nghiên cứu đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với công tác nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy về tình hình thế giới, khu vực, quan hệ quốc tế và chiến lược phát triển của Trung Quốc.

- Cung cấp thêm dữ liệu cần thiết cho các doanh nghiệp đang và sẽ hợp tác làm ăn với Trung Quốc, trong những hạng mục liên quan đến BRI và các dự án ngoài BRI, nhất là lĩnh vực đầu tư hạ tầng, trao đổi thương mại và kết nối tài chính.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục nghiên cứu về Sáng kiến Vành đai và con đường trong giai đoạn tới

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Chu Công Hùng (2018), “BRI – Gã khổng lồ vươn mình”, Sách Cục diện mới tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Sách chuyên khảo Bộ công An, tr. 266-294

Bùi Thị Thu Hiền, Hoàng Minh Hồng, Chu Công Hùng (2020), “Cải cách giám sát ở Trung Quốc hiện nay”, 70 năm tiến trình xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc, NXB Khoa học Xã hội, tr. 267-287

Chu Công Hùng (2021), “Con đường tơ lụa kỹ thuật số của Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (3), tr. 23-32

Võ Xuân Vinh, Hoang Minh Hong, Chu Cong Hung (2022), “China-Myanmar Economic Corridor: A Perspective From Vietnam”, Nam Today (3), pp.6-13.ISSN 2347-3193

Chu Cong Hung, Hoang Minh Hong (2022) “Lao PDR’s Perceptions and Strategies toward China’s Belt and Road Initiative”, International Journal of social science and human research (5), pp.1695-1705.ISSN 2644-0695

Dương Văn Huy, Chu Công Hùng (2022), “Những chuyển biến trong sáng kiến “Vành đai con đường” của Trung Quốc ở Malaysia”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (5), tr. 15-25

Dương Văn Huy, Chu Công Hùng (2022), “Sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực tiểu vùng sông Mekong trong bối cảnh sáng kiến “Một vành đai một con đường” ”, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung (2), tr. 12-26

Võ Xuân Vinh - Hoàng Minh Hồng - Chu Công Hùng (2022), The Theory Of “Horizontal Alliance” To Break The “Vertical Alliance” Of ASEAN Countries In The South China Sea, Nam Today (6), pp. 16-22

Chu Công Hung, Hoang Minh Hong (2023), “China’s foreign policy towards southeast Asia in the era of Xi Jinping”, The first international conference on the Issues of Social Scienses an Humanities, University of Social Scienses an Humanities, ISBN 978-604-9990-98-4, pp. 35-55

Chu Công Hung, Hoang Minh Hong (2023), “ Belt and road initiative: China’s objective and recommendation for Vietnam’s policies ”, The first international conference on the Issues of Social Scienses an Humanities, University of Social Scienses an Humanities, ISBN 978-604-9990-98-4, pp. 56-75.

 VNU Media - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 387 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC