Tin tức  Thông báo  Sau đại học 21:27:07 Ngày 25/04/2024 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Quang Minh
Tên đề tài: Nghiên cứu quá trình phân hủy sinh học kỵ khí bùn thải đô thị và tiềm năng ứng dụng

1. Họ và tên: Nguyễn Quang Minh                                  2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 05/12/1982                                                4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 5396/QĐ-ĐHKHTN ngày 18/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định gia hạn số 596/QĐ-ĐHKHTN ngày 06/03/2018 và số 4728/QĐ-ĐHKHTN ngày 28/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên;

- Quyết định điều chỉnh tên đề tài và cán bộ hướng dẫn luận án tiến sĩ số 4077/QĐ-ĐHKHTN ngày 02/12/2016 Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên;

- Quyết định buộc thôi học và trả nghiên cứu sinh về địa phương/cơ quan công tác số 3951/QĐ-ĐHKHTN ngày 13/12/2019 Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu quá trình phân hủy sinh học kỵ khí bùn thải đô thị và tiềm năng ứng dụng

8. Chuyên ngành: Hóa môi trường                                 9. Mã số: 9440112.05

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Quang Trung; TS. Phương Thảo

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Hàm lượng kim loại nặng As, Cd, Pb, Cu, Zn và Cr trong bùn thải đô thị thành phố Hà Nội trung bình là 28,36; 2,14; 21,13; 151,11; 949,2 và 76,77 mg/kg TS tương ứng. Giá trị này vượt ngưỡng cho phép áp dụng đối với đất nông nghiệp theo quy chuẩn Việt Nam được quy định tại QCVN 43:2017/BTNMT.

- Điều kiện thích hợp để ổn định quá trình phân hủy sinh học kỵ khí bùn bể phốt và bùn hoạt tính thải lần lượt là: TS 1,94%, 4,94%; thời gian phân hủy 21 ngày với điều kiện nhiệt độ phòng. Với hỗn hợp bùn bể phốt và bùn hoạt tính thải (BBP: BHT = 80:20 theo thể tích) TS thích hợp là 4,94 %. Khả năng loại bỏ tổng chất rắn và chất rắn bay hơi đạt 35% và 45% tương ứng. Hàm lượng sinh khí CH4 trung bình đạt 50,44% trong thời gian 21 ngày.

- Sự có mặt của các kim loại Cr, Cu, Pb và Zn cho thấy khả năng ức chế làm giảm đáng kể hiệu quả của quá trình phân hủy sinh học kỵ khí theo thứ tự Cr > Cu > Cu-Pb > Cr-Cu-Zn-Pb > Zn-Cr > Zn > Pb tại ngưỡng nồng độ 20 -80 mg/kg; Cu-Pb > Cr-Cu-Zn-Pb > Zn-Cr tại ngưỡng nồng độ 2-10 mg/kg.

- Các sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học kỵ khí cho thấy khả năng chuyển hóa hỗn hợp bùn bể phốt và bùn hoạt tính thải thành phân bón; sản phẩm khí sau lọc cho nồng độ 87 -90%, có thể sử dụng trong sinh hoạt và phát điện. Phương pháp đồng phân hủy kị khí hỗn hợp bùn bể phốt và bùn hoạt tính thải có tiềm năng ứng dụng rất lớn, hỗ trợ cho các nguồn năng lượng hóa thạch góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Đồng phân hủy sinh học kỵ khí bùn thải đô thị có khả năng ứng dụng thực tiễn cao do chi phí thấp, sản phẩm của quá trình có tiềm năng ứng dụng rất lớn, hỗ trợ cho các nguồn năng lượng hóa thạch góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả tái sử dụng các sản phẩm lỏng của quá trình phân hủy sinh học kỵ khí hỗn hợp bùn thải đô thị thành phân bón lỏng phục vụ trong nông – lâm nghiệp.

Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả tái sử dụng các sản phẩm rắn của quá trình phân hủy sinh học kỵ khí hỗn hợp bùn thải đô thị thành phân bón rắn phục vụ trong nông – lâm nghiệp.

Nghiên cứu, ủ phân compost kết hợp các sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học kỵ khí hỗn hợp bùn thải đô thị với chất thải hữu cơ.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Đỗ Quang Trung, Bùi Duy Cam, Nguyễn Thị Nhâm, Nguyễn Quang Minh (2016), “Nghiên cứu đặc trưng các chỉ tiêu hóa lý của bùn thải đô thị trước và sau khi phân hủy kỵ khí”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 32(4), tr. 30-34.

[2] Nguyễn Quang Minh, Bùi Duy Cam, Đỗ Quang Trung, Phương Thảo, Đoàn Văn Hưởng (2018), “Ảnh hưởng của tổng chất rắn tới khả năng phân hủy kỵ khí bùn bể phốt khu vực Hà Nội”, Tạp chí hóa học số 56(6E1), tr. 122-125.

[3] Quang-Minh Nguyen, Duy-Cam Bui, Thao Phuong, Van-Huong Doan, Thi-Nham Nguyen, Minh-Viet Nguyen, Thien-Hien Tran and Quang-Trung Do (2019), “Investigation of Heavy Metal Effects on the Anaerobic Co-Digestion Process of Waste Activated Sludge and Septic Tank Sludge”, Hindawi, International Journal of Chemical Engineering Volume 2019, 9 pages, htT-Ps://doi.org/10.1155/2019/5138060.

[4] Duy-Cam Bui, Quang-Minh Nguyen, Xuan-Quang Chu, JiHoon Kim, Kitae Park, Van-Huong Doan, Quang-Trung Do (2020), “Effects of copper and zinc on the anaerobic co-digestion process of waste activated sludge and septic tank sludge”, Desalination and Water Treatment 173, pp. 34–40, doi: 10.5004/dwt.2020.24695.

 VNU Media - VNU - HUS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 388 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC