%20(95).jpg) Nhiều vấn đề đặt ra cho nghiên cứu về khoa học giáo dục của Việt Nam HaFPES 2023 được tổ chức trong không gian mở nhằm tạo ra một môi trường học thuật chuyên sâu, tạo ra các không gian thảo luận theo từng chủ đề, chia sẻ về những trường phái, xu hướng và phương pháp nghiên cứu mới, tham vấn các chính sách về cách tiếp cận và thích nghi mới trong giáo dục và sư phạm, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có những đổi mới mạnh mẽ của giáo dục đại học. %20(117).jpg) Phát biểu khai mạc diễn đàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, Trưởng Ban Tổ chức HaFPES 2023 Nguyễn Quý Thanh chia sẻ: Diễn đàn Hà Nội về Khoa học sư phạm và Giáo dục là sự kiện thường niên, được tổ chức liên tục từ năm 2021. Ngay từ năm đầu tiên tổ chức, Diễn đàn đã thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu về khoa học giáo dục và khoa học sư phạm. Ông Nguyễn Quý Thanh nhấn mạnh, Ban tổ chúc mong muốn HaFPES 2023 trở thành một diễn đàn cho những thảo luận mở, tôn trọng các quan điểm khác biệt về vấn đề của giáo dục trên nền tảng của tư duy khoa học, đặc biệt là tư duy thực chứng và tư duy logic. %20(97).jpg) Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN Nguyễn Quý Thanh phát biểu khai mạc Diễn đàn Trong tên của diễn đàn, khái niệm “khoa học giáo dục” và “khoa học sư phạm” được đặt bên cạnh nhau không phải vì chúng khác biệt và đối lập với nhau, mà thể hiện quan điểm xem khoa học sư phạm (pedagogy) như một phần của các khoa học giáo dục (educational sciences), từ đó nhìn nhận vấn đề sư phạm trong bối cảnh chung của giáo dục. Điều này giúp vượt qua nội hàm hẹp của khái niệm “giáo dục học” và cách tiếp cận nhìn nhận về sư phạm chỉ như là những vấn đề trong nhà trường. Trưởng Ban tổ chức Nguyễn Quý Thanh thông tin, HaFPES 2023 đã nhận được tổng cộng 136 công trình nghiên cứu từ các chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước, với 95 bài toàn văn được gửi phản biện và 68 bài đã được duyệt đăng trong Kỷ yếu hội thảo năm nay. Trực tiếp báo cáo tại hội thảo có 34 công trình nghiên cứu từ 33 tác giả trong nước và 18 tác giả quốc tế đến từ (Mỹ, Thái Lan, Anh, Nhật Bản, Nauy, Hàn Quốc) tập trung vào 5 chủ đề quan trọng của giáo dục đương đại đang gặp phải. %20(105).jpg) Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại diễn đàn Chia sẻ tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc đánh giá HaFPES 2023 là sự kiện quan trọng, tập hợp được các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu về giáo dục, các thầy cô giáo hàng đầu của cả nước, cũng như các nhà khoa học quốc tế. Ông Phúc cho biết, nghiên cứu về khoa học giáo dục của Việt Nam đã có từ lâu, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Trong những năm qua, Bộ GD-ĐT đã nhận thấy tầm quan trọng của khoa học giáo dục, đặc biệt trong ứng dụng các nghiên cứu của khoa học giáo dục để ban hành các chính sách. Trong bối cảnh hiện nay, sự thay đổi của khoa học công nghệ, của tri thức diễn tiến rất nhanh, đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt các xu thế, có những dự báo về tương lai. Đây là những vấn đề đặt ra cho khoa học giáo dục của chúng ta. Thứ trưởng ghi nhận những nỗ lực đáng khích lệ của Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội trong lĩnh vực nghiên cứu về khoa học giáo dục. Đồng thời, gửi lời chúc mừng Trường Đại học Giáo dục và Đại học Quốc gia Hà Nội khi mới đây, Tạp chí Time Higher Education của Vương Quốc Anh đã công bố bảng xếp hạng theo lĩnh vực THE subject Ranking 2023, theo đó lĩnh vực Education của ĐHQGHN mà các nhóm nghiên cứu về giáo dục của trường ĐH Giáo dục đóng vai trò chính được xếp hạng rất cao, trong nhóm 401 - 500 hàng đầu thế giới. Đây là thứ hạng cao nhất từ trước đến nay khẳng định vị trí các nghiên cứu về khoa học giáo dục của Việt Nam nói chung, của Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng. Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, Hội thảo HaFPES 2023 đánh dấu sự mở rộng về quy mô, với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, chủ đề hội thảo đa dạng, phong phú, với nhiều chủ đề mới hấp dẫn, sẽ là dịp để các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý, các nhà nghiên cứu trẻ có không gian rộng mở để trao đổi, chia sẻ, bày tỏ những quan điểm cá nhân về những hoạt động đào tạo nghiên cứu khoa học. Bộ GD-ĐT hy vọng các đại biểu tham gia hội thảo sẽ có những trao dổi, đánh giá sâu sắc, phát triển những ý tưởng mới và phương pháp nghiên cứu hiệu quả trong thời gian tới. Với những kết quả đã đạt được, Thứ trưởng bày tỏ mong muốn Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục quan tâm, đầu tư phát triển Trường Đại học Giáo dục, đầu tư tập trung vào phát triển nghiên cứu khoa học giáo dục; mong Trường Đại học Giáo dục tiếp tục chủ động và tích cực tham gia các nghiên cứu, các tư vấn chính sách cho Bộ GD-ĐT, nhất là những vấn đề liên quan đến đổi mới giáo dục đại học, đổi mới giáo dục phổ thông, giáo viên, trường học thông minh, khoa học hành vi trong giáo dục… %20(113).jpg) Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn phát biểu tại diễn đàn Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn cho biết: Diễn đàn hôm nay quy tụ các học giả và nhà quản lý từ Việt Nam và quốc tế có kinh nghiệm chuyên môn hàng đầu để cùng thảo luận và chia sẻ các phương pháp hữu ích sát vưới thực tiễn về giáo dục tại nước nhà. ĐHQGHN hy vọng rằng các đại biểu tham gia Diễn đàn sẽ có những trao đổi sâu sắc, mang lại những ý tưởng mới và phương pháp hiệu quả trong giáo dục và sư phạm. Mục đích đó cũng là nhằm hướng đến xây dựng nền giáo dục mà mỗi học sinh, sinh viên hay thậm chí cả giáo viên, giảng viên đều có cơ hội phát triển toàn diện, và chúng ta có thể đạt được mục tiêu cao cả của mình, đó là sự phát triển bền vững và hạnh phúc cho tất cả. %20(103).jpg) Phó Giám đốc ĐHQGHN biểu dương Trường Đại học Giáo dục đã tổ chức thành công Diễn đàn Hà Nội về KHGD&SP 2 lần trước và mong rằng trong năm nay, Diễn đàn lần thứ 3 về KHGD&SP cũng sẽ để lại tiếng vang lớn trong giới chuyên môn, học thuật. Đây là việc làm thiết thực thể hiện sự quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT về phát triển ngành sư phạm, đặc biệt là vị trí, nhiệm vụ của các trường sư phạm trọng điểm, đồng thời góp phần cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về “Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”. %20(92).jpg) Trong phiên chung, HaFPES 2023 có các báo cáo quan trọng, như: %20(128).jpg) HaFPES 2023 mở đầu cho không gian trao đổi học thuật bằng báo cáo "The Human Being: Nature versus Nurture - Some key theories on education" của GS.TS Nguyễn Quý Thanh, GS.TS Lê Ngọc Hùng, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. %20(132).jpg) Kiểm tra đánh giá là một yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ một hệ thống giáo dục nào. Những vấn đề liên quan sẽ được bàn thảo trong báo cáo của TS.Phạm Ngọc Duy, Trường Đại học Massachusetts, Hoa Kỳ: “Addressing Assessment Challenges of the New National Curriculum: Building a Balanced System of Assessments”. Trong các phiên song song, các nhà khoa học sẽ tham dự và trao đổi theo các chủ đề. (1) Lãnh đạo trường học trong bối cảnh chuyển đổi số: Từ chính sách đến thực tiễn, (2) Giáo dục sư phạm trong chuyển đổi số và giáo dục dựa trên năng lực, (3) Xu hướng hiện đại trong đánh giá giáo dục: Đánh giá năng lực, kiểm định và xếp hạng, (4) Nghiên cứu khoa học giáo dục ở Việt Nam: Triển vọng và thách thức, (5) Công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0: Từ Nghiên cứu đến Ứng dụng trong giáo dục. | %20(122).jpg) Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN là một trong những đơn vị trực thuộc ĐHQGHN. Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu mới của khoa học giáo dục. Đây cũng là nơi có mô hình đào tạo giáo viên khác biệt, lần đầu tiên có ở Việt Nam. Trường cũng là nơi đưa ra, nghiên cứu và đề xuất đào tạo những ngành mới, những định hướng nghiên cứu mới phù hợp với xu hướng hiện đại. | %20(120).jpg)
|