Tin tức
Trang chủ   >  Tin tức  >   Khoa học và Công nghệ
Vi mạch Mạng nơ-ron xung (SNN) – Xu hướng tất yếu trong phát triển chip AI hiện đại
Tính toán mô phỏng thần kinh (hay tính toán neuromorphic) được cho là có hiệu suất năng lượng cao hơn nhiều so với kiến trúc máy tính truyền thống nhờ vào bản chất xử lý dựa trên sự kiện (event-driven computing). Đây có thể là hướng đi quan trọng trong tương lai để cải thiện hiệu suất xử lý các thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là với các hệ thống học sâu. Nhận thấy xu thế tất yếu này, Nhóm nghiên cứu Hệ thống Tích hợp Thông minh (SISLAB) - ĐHQGHN đã bắt đầu nghiên cứu thiết kế phần cứng tăng tốc cho các mạng nơ-ron nhân tạo từ năm 2015 và có nhiều công trình khoa học công bố về các kết quả nghiên cứu này. Với mô hình chip Mạng Nơ-ron xung (SNN), nhóm nghiên cứu đã tích hợp các giải pháp hiệu quả để giải quyết những thách thức tồn tại. Việc nhóm đã thành công phát triển phần cứng tăng tốc cho thuật toán AI mang lại nhiều lợi ích quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh AI ngày càng yêu cầu hiệu suất cao và tiêu tốn nhiều tài nguyên tính toán. VNU Media đã có cuộc phỏng vấn GS.TS. Trần Xuân Tú – Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin ĐHQGHN, Trưởng nhóm SISLAB để hiểu rõ hơn về những kết quả ban đầu trong nghiên cứu về chip AI. (12/03/2025)
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tăng cường đầu tư cho KHCN là yếu tố then chốt để triển khai thành công Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết 03/NQ-CP
Ngày 25/02/2025, ĐHQGHN đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ về Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. (25/02/2025)
Giảng viên Trường ĐH Y Dược nhận giải thưởng Lãnh đạo đổi mới y tế toàn cầu
Ngày 23/2/2025, GS.TS Trần Xuân Bách, 41 tuổi, giảng viên Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN, ngày 23/2 được trao Giải thưởng Lãnh đạo đổi mới y tế toàn cầu 2025 tại Hội nghị thường niên lần thứ 16 (tổ chức tại Atlanta, Mỹ).  (24/02/2025)
Triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW: ĐHQGHN tập trung nguồn lực để đóng góp vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia
Ngày 20/02/2025, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo của ĐHQGHN thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ.  (21/02/2025)
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố tiên quyết để Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu
Ngày 20/02/2025, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đã chủ trì buổi làm việc với Tổ công tác và Tổ thư ký xây dựng Báo cáo chủ trương và Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhằm triển khai Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” tại ĐHQGHN.  (21/02/2025)
Tổng Bí thư Tô Lâm: Khoa học là miền đất hoang vu, cần được khai phá, ưu tiên phát triển
Sáng 15/02/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm dự buổi họp tổ của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. (17/02/2025)
ĐHQGHN thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ
Ngày 13/02/2025, ĐHQGHN đã ban hành Quyết định số 720/QĐ-ĐHQGHN về việc thành lập Ban Chỉ đạo của ĐHQGHN thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ gồm 26 thành viên do Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân làm Trưởng ban; Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn làm Phó Trưởng ban thường trực; Trưởng ban Khoa học và Đổi mới sáng tạo Trần Thị Thanh Tú và Giám đốc Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Trương Ngọc Kiểm làm Phó Trưởng ban. (14/02/2025)
Giải pháp đột phá để phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Cổng thông tin Điện tử ĐHQGHN trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của GS.TS Lê Quân, Giám đốc ĐHQGHN đăng trên báo Nhân dân số ra ngày 12/2/2025. (12/02/2025)
Triển khai mô hình trồng cúc vạn thọ theo hướng hữu cơ để phát triển dược liệu
Xuất phát từ định hướng tạo ra các sản phẩm dược liệu tốt cho sức khỏe con người và phục vụ nhu cầu xã hội, TS. Hà Thị Quyến cùng các thành viên nhóm nghiên cứu Khoa Công nghệ Nông nghiệp (Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN) đã cùng nghiên cứu mô hình trồng cúc vạn thọ theo hướng hữu cơ.  (31/01/2025)
Công trình khoa học về xử lý nước thải năng lượng thấp được trao tặng Giải thưởng Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024
Công trình “Nghiên cứu xử lý đồng thời anonia và COD trong nước thải bằng quá trình Feammox” của nhóm nhà khoa học thuộc Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học vừa được lựa chọn để trao tặng Giải thưởng ĐHQGHN về Khoa học và Công nghệ (KH&CN) năm 2024. Đây là Giải thưởng ĐHQGHN nhằm khích lệ, tôn vinh những công trình hoặc cụm công trình KH&CN được tổ chức 3 năm/1 lần.  (17/01/2025)
Loài bọ biển khổng lồ mới Darth Vader và nhiều điều còn chưa biết về đa dạng sinh vật biển ở Việt Nam
Mới đây, TS. Nguyễn Thanh Sơn, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN cùng hai nhà khoa học Singapore và Indonesia đã nghiên cứu và phát hiện loài bọ biển mới ở Biển Đông với kích thước cơ thể chiều dài lên đến 32,5 cm và được đặt tên theo nhân vật phim Star Wars. Kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học truy cập mở ZooKeys. (16/01/2025)
Vinh danh phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN
Ngày 13/1/2025, trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2025, lãnh đạo ĐHQGHN đã tặng bằng khen cho 20 tập thể phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN và 12 nhà khoa học có số lượng công bố nhiều nhất ĐHQGHN năm 2024 và có bằng phát minh/sáng chế tiêu biểu trong tổng số 137 nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong năm 2024.  (13/01/2025)
Đột phá cùng GEN AI trong giảng dạy và nghiên cứu
Sáng 30/12/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-USSH) đã tổ chức Lễ khai giảng khóa tập huấn với chủ đề "Đột phá cùng GEN AI trong giảng dạy và nghiên cứu". Khoá học nhằm trang bị cho cán bộ giảng viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GEN AI) vào quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học. (31/12/2024)
Tiếp tục thực hiện các chính sách vượt trội nhằm thúc đẩy năng lực nghiên cứu khoa học, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu
Ngày 24/12/2024, ĐHQGHN tổ chức chương trình đối thoại chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lần thứ ba năm 2024. (25/12/2024)
Khối viện nghiên cứu đóng vai trò chủ lực trong sự phát triển bền vững hoạt động khoa học của ĐHQGHN
Ngày 20/12/2024, tại Hòa Lạc, Viện Công nghệ Thông tin ĐHQGHN chủ trì hội nghị tổng kết năm 2024 nhóm các viện nghiên cứu trong toàn ĐHQGHN, nhằm đánh giá các kết quả đạt được trong năm qua và phương hướng nhiệm vụ thực hiện trong giai đoạn mới. (20/12/2024)
PGS. Lê Hoàng Sơn, ĐHQGHN chỉ ra 3 thách thức cần giải quyết trong phát triển công nghệ AI tại Việt Nam
Trong không khí sôi động của chuỗi sự kiện VinFuture với chủ đề "Khoa học vì Nhân loại", một tọa đàm chuyên sâu về "Trí tuệ nhân tạo tạo sinh cho Hỏi đáp trực quan tiếng Việt" (V-VQA) đã diễn ra vào chiều ngày 4/12/2024 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Almaz Convention Center, Hà Nội. Sự kiện quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực AI, với sự góp mặt đặc biệt của PGS.TS Lê Hoàng Sơn - Phó Viện trưởng, Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội và GS. Leslie Gabriel Valiant đến từ Đại học Harvard. (08/12/2024)
Thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong trường đại học thông qua chuyển giao và thương mại hóa tài sản trí tuệ
Ngày 27/11/2024, Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp, ĐHQGHN tổ chức hội nghị “Chuyển giao, thương mại hóa tài sản trí tuệ từ trường đại học” với mục tiêu thúc đẩy mối liên kết giữa sản phẩm nghiên cứu khoa học và thị trường. (05/12/2024)
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
Ngày 26/11/2024, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Mộc bản - Di sản và công nghệ”, quy tụ các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đưa ra các giải pháp bảo tồn Mộc bản và khai thác giá trị của loại hình này trong phát triển du lịch và văn hóa.  (29/11/2024)
Phó Giáo sư Lê Đức Minh và những trăn trở về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
Để phát triển nhân lực bảo tồn đa dạng sinh học, PGS.TS Lê Đức Minh, giảng viên Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN cho rằng, cần đưa nội dung này vào chương trình Giáo dục Phổ thông và đẩy mạnh xã hội hóa kinh phí cho hoạt động bảo tồn. (26/11/2024)
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Đó là chủ đề của Hội nghị thường niên khoa học & công nghệ (KH&CN) năm 2024 do Bộ Khoa học & Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức chiều 14/11/2024, tại Hà Nội.  (15/11/2024)
Trang :  1  |  2  |  3  |  4  |  5  |  6  |  7  |  8  |  9  |  10  |  11  |  12  |  13  |  14  |  15  |  16  |  17  |  18  |  19  |  20  |  21  |  22  |  23  |  24  |  25  |  26  |  27  |  28  |  29  |  30  |  31  |  32  |  33  |  34  |  35  |  36  |  37  |  38  |  39  |  40  |  41  |  42  |