KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Trang chủ   >  KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  >   Giải thưởng Khoa học - Công nghệ  >   Giải thưởng quốc tế
DANH MỤC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH ĐẠT GIẢI THƯỞNG QUỐC TẾ

TT
Tên kết quả
Chủ nhiệm đề tài, dự án, hợp đồng, thời gian thực hiện
Hiệu quả kinh tế - xã hội
1
- Giải thưởng quốc tế hành tinh xanh (The Blue Planet Prize, 2003)
GS.TS. Võ Quý, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường – ĐHQGHN, thời gian: từ năm 1985
Những kết quả của công trình nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và đóng góp to lớn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, đóng góp thiết thực cho thực tiễn phát triển của xã hội ở phạm vi quốc gia và quốc tế. Ủy bản xét giải thưởng Hành tinh xanh đã xem xét hết sức thận trọng 138 nhà khoa học của 135 nước trên thế giới được đề xuất và cuối cùng chọn được 3 người: GS. Võ Quý được 1 giải và hai GS Hoa Kỳ Dr.Gene E.Likens, Dr. F. Herbert Bormann được chung một giải
2
Nghiên cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn
- Giải thưởng Quốc tế Cosmos lần thứ 16 (Cosmos Prize, 2008)
GS.TS. Phan Nguyên Hồng, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - ĐHQGHN. Nghiên cứu được tiến hành từ năm 1987
Công trình khoa học có ý nghĩa to lớn trong bảo vệ môi trường toàn cầu, góp phần nâng cao đời sống, ý thức và hành vi bảo vệ môi trường của cộng đồng, giúp đỡ các địa phương phục hồi, bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nghèo ven biển. Những đóng góp từ công trình nghiên cứu của GS. Phan Nguyên Hồng đã được Hội đồng quốc tế trao giải thưởng Cosmos NĂM 2008.
3
Sách: “Climate Change 2007: Impact, Adaptation and Vulnerability” (Biến đổi khí hậu 2007: Tác động, sự thích ứng và nguy cơ tổn hại”
- Cuốn sách được trao giải Nobel hòa bình năm 2007
TS. Nguyễn Hữu Ninh, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - ĐHQGHN, đồng tác giả của cuốn sách được trao giải Nobel hòa bình
Cuốn sách dày 3000 trang viết về biến đổi khí hậu, được vinh danh là công trình mang tầm thế kỷ, mang tên “Báo cáo lần thứ tư – Biến đổi khí hậu 2007”, do Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) chủ trì. TS Nguyễn Hữu Ninh cùng một số tác giả khác đã tham gia viết chương về Châu Á

 Ban Khoa học Công nghệ - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
  • Không có tin nào liên quan!
Trang: