Nhiệm vụ chiến lược
Trang chủ   >  Nhiệm vụ chiến lược  >   Thông tin về chương trình
GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH THẠC SỸ, TIẾN SỸ VIỆT NAM HỌC

Triển khai Kế hoạch chiến lược phát triển ĐHQGHN giai đoạn 2001-2005, Viện VNH&KHPT được thành lập theo Quyết định số 40/2004/QĐ-TTg ngày 19/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ, là 1 trong 3 viện nghiên cứu được thành lập sau khi Chính phủ chính thức ra Nghị định về ĐHQGHN. Viện VNH&KHPT được thành lập trên cơ sở của tổ chức tiền thân là Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hóa (tên giao dịch tiếng Anh: The Center for Vietnamese and Intercultural Studies - CVIS), thành lập theo Quyết định số 448/TCCB do Giám đốc ĐHQGHN ký ngày 24/10/1995. Trung tâm này được phát triển từ Trung tâm Hợp tác nghiên cứu Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: The Center of Cooperation for Vietnamese Studies - CCVS) - đơn vị có tư cách pháp nhân được thành lập theo Quyết định số 529/QĐ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 17/5/1989.
Quyết định thành lập Viện VNH&KHPT số 40/2004/QĐ-TTg ngày 19/3/2004 đã xác định: “Viện VNH&KHPT là cơ sở nghiên cứu khoa học (NCKH) trực thuộc ĐHQGHN có chức năng NCKH liên ngành, triển khai ứng dụng khoa học và đào tạo sau ĐH về VNH” (Điều 2). Quyết định số 313/QĐ-TCCB ngày 04/6/2004 của Giám đốc ĐHQGHN ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Viện VNH&KHPT trêncác lĩnh vực NCKH liên ngành về VNH&KHPT; tham gia vào công tác đào tạo của các trường ĐH thành viên và tổ chức đào tạo sau ĐH về VNH&KHPT do Giám đốc ĐHQGHN giao; tổ chức các hoạt động liên kết trong nước và quốc tế trong NCKH và đào tạo sau ĐH về lĩnh vực VNH&KHPT.
 Viện VNH&KHPT đã đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ (số đăng ký A-265 ngày 28/6/2004) với nội dung: Nghiên cứu và triển khai các đề tài, chương trình, dự án trong lĩnh vực VNH&KHPT; Tư vấn, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ (KHCN) khác trong lĩnh vực VNH&KHPT. Viện VNH&KHPT có chức năng và nhiệm vụ tổ chức NCKH liên ngành, triển khai ứng dụng khoa học và đào tạo sau ĐH về VNH theo hướng khu vực học và KHPT, cụ thể: NCKH và đào tạo sau ĐH về VNH&KHPT; Làm đầu mối tập hợp và khai thác sức mạnh tổng hợp của đội ngũ cán bộ khoa học trong và ngoài ĐHQGHN, xây dựng và thực hiện các đề tài nghiên cứu liên ngành về Việt Nam, triển khai ứng dụng khoa học trong xây dựng các chương trình, dự án phục vụ kinh tế - xã hội; Đào tạo các chuyên gia có trình độ sau ĐH về VNH, tham gia đào tạo bậc ĐH với các trường ĐH, khoa trực thuộc trong ĐHQGHN; Thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ và cấp chứng chỉ cho học viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo về VNH&KHPT; Làm đầu mối xây dựng các chương trình hợp tác quốc tế về VNH&KHPT.
Tính đến năm 2008, Viện VNH&KHPT có 03 GV, NCV có trình độ TS có thể tham gia ĐATP; trong đó tất cả đều có thể giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh; 4 GV, NCV đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, PPGD, KTĐG, NCKH ở nước ngoài. 3 CBQL (bao gồm Ban lãnh đạoViện và chuyên viên chuyên trách) tham gia ĐATP có kinh nghiệm quản lý, điều hành tại Viện,nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về quản trị đại học tiên tiến trong cũng như ngoài nước. Như vậy, để phát triển chuyên ngành VNH sớm đạt trình độ quốc tế, cần thiết phải tăng cường và phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng đội ngũ GV, NCV và CBQL.
Với đội ngũ GV và NCV như trên,  trong vòng nhũng năm gần đây, Viện VNH&KHPT đã chủ trì thực hiện được 56 đề tài NCKH các cấp, tổ chức được 02 hội thảo, hội nghị; đăng 15 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong nước; công bố 10 sách chuyên khảo.
1.2. Giới thiệu về chuyên ngành Việt Nam học
Có thể kể đến một số khuynh hướng nghiên cứu về Việt Nam khác nhau trên thế giới như: (i) Khuynh hướng Pháp và một số nước châu Âu: Khuynh hướng này manh nha từ khi người Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam. Thời kỳ đầu, các nghiên cứu về Việt Nam nhằm phục vụ các mục đích khai thác thuộc địa. Các nghiên cứu thời kỳ này tập trung vào các vấn đề làng xã, văn hóa truyền thống, văn học dân gian và ngôn ngữ. Cho dù ban đầu người Pháp nghiên cứu về Việt Nam nhằm phục vụ mục đích khai thác thuộc địa thì các kết quả nghiên cứu xuất sắc của họ vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến những người nghiên cứu về Việt Nam sau đó và cho đến ngày nay. Hiện nay, các học giả Pháp và phương Tây vẫn tiếp tục quan tâm đến vấn đề làng xã Việt Nam truyền thống. Bên cạnh đó, họ mở rộng mối quan tâm của mình sang vấn đề làng xã Việt Nam hiện đại, vấn đề đô thị và đô thị hóa ở Việt Nam; (ii) Khuynh hướng Nhật Bản: Người Nhật bắt đầu quan tâm nghiên cứu về Việt Nam từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước. Bên cạnh các mối quan tâm nghiên cứu tương tự với các học giả Pháp, các học giả Nhật Bản đặc biệt chú trọng đến việc nghiên cứu Việt Nam gắn liền với Khu vực học. Điển hình, các học giả Nhật Bản đã tiến hành một chương trình nghiên cứu liên tục trong hơn 15 năm về khu vực Bách Cốc (Vụ Bản, Nam Định).
Với truyền thống hợp tác quốc tế lâu dài và sâu rộng, Viện VNH&KHPT có cơ hội tìm hiểu quy trình đào tạo sau ĐH và mô hình nghiên cứu của nhiều cơ sở đào tạo và nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới. ĐH Quốc gia Tokyo là một trong những đối tác chính có quan hệ hợp tác lâu dài và sâu rộng với Viện VNH&KHPT. Là một trong những trường ĐH nghiên cứu hàng đầu ở Nhật Bản, ĐH Quốc gia Tokyo được thành lập vào năm 1877, gồm 9 khoa, 11 viện nghiên cứu và 15 trường đào tạo sau ĐH. Trường có khoảng 2.500 cán bộ, GV và gần 30.000 học viên, học viên sau ĐH, trong đó có hơn 2.000 học viên là người nước ngoài. Thế mạnh của Trường là KH&CN, khoa học xã hội nhân văn. ĐH Quốc gia Tokyo có quan hệ hợp tác lâu dài với ĐHQGHN nói chung và với Viện VNH&KHPT nói riêng [Phụ lục 1].
 Tuy nhiên, từ những thập niên 60 của thế kỷ trước, các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã nhận thấy những hạn chế của khoa học chuyên ngành trong nhận thức đối tượng nghiên cứu, nhất là đối với những vấn đề mang tính tổng hợp. Để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học đã áp dụng phương pháp tiếp cận liên ngành (Interdisciplinary Approach). Do hiệu quả tích cực của nó, phương pháp tiếp cận liên ngành được sử dụng rất rộng rãi và nhanh chóng trở thành một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng và trình độ khoa học của một công trình nghiên cứu. Mặc dù vậy, phương pháp tiếp cận liên ngành vẫn chưa khắc phục triệt để những hạn chế của khoa học chuyên ngành.
Đáp ứng những đòi hỏi của nhận thức khoa học, bên cạnh xu hướng phát triển chuyên ngành, những khoa học liên ngành (Văn hoá học, Khu vực học...) lần lượt xuất hiện. Hình thành từ những năm 50 của thế kỷ trước, hiện nay Khu vực học (area studies) đang phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước có nền khoa học tiên tiến. Khác với khoa học chuyên ngành lấy lĩnh vực hoạt động của con người làm đối tượng nghiên cứu, Khu vực học lấy không gian văn hoá (cultural space) làm đối tượng tìm hiểu. Mục đích của Khu vực học là đạt tới những nhận thức tổng hợp về một không gian, trong đó mối liên hệ mật thiết giữa các lĩnh vực hoạt động của con người và quan hệ tương tác giữa con người và điều kiện tự nhiên được nghiên cứu một cách đầy đủ. Mức độ chuyên sâu của Khu vực học tương ứng với phạm vi không gian nghiên cứu. Phạm vi càng nhỏ, trình độ nghiên cứu càng sâu sắc. Có thể nêu trường hợp khoa Khu vực học (Department of area studies) của ĐH Quốc gia Tokyo (Nhật Bản) làm một dẫn chứng tham khảo. Đối với Việt Nam, các chuyên gia đã có những nghiên cứu chuyên sâu về vùng châu thổ Sông Hồng, về Miền Trung Việt Nam và về đồng bằng Sông Cửu Long....
Sự phát triển của Khu vực học với tư cách là một khoa học liên ngành không những ảnh hưởng đến các khoa học chuyên ngành mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các khoa học này. Các đề tài của Khu vực học không chỉ huy động đến mức tối đa sự tham gia của các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau mà còn đặt ra những yêu cầu mới cho các chuyên ngành. Hơn thế, tính liên ngành của Khu vực học không chỉ giới hạn trong khuôn khổ của các khoa học xã hội và nhân văn mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, trước hết là khoa học môi trường, địa lý, địa chất, sinh học và một số khoa học chính xác khác. VNH được đề cập trong Đề án này thuộc phạm trù Khu vực học .
Một lĩnh vực khoa học gắn bó chặt chẽ với Khu vực học là Khoa học phát triển (science of development) hay Nghiên cứu phát triển (development studies). Đây cũng là một khoa học liên ngành có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng những luận chứng tổng hợp phục vụ các chương trình, dự án phát triển và nghiên cứu các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển, chủ yếu tập trung vào các mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội trong một không gian xác định. Trên thế giới, những nước có nền khoa học tiên tiến đều rất chú trọng đầu tư cho Khoa học phát triển. Trong khi đó ở nước ta, mặc dù đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá, rất cần tới vai trò của lĩnh vực khoa học này thì Khoa học phát triển chưa được chú ý đúng mức. Những đơn vị làm chức năng nghiên cứu phát triển chủ yếu thuộc các cơ quan quản lý và chỉ đạo thực tiễn.
Từ góc độ hoạch định chính sách, các nhà VNH có tác động rất quan trọng tới chính sách và thái độ của chính phủ nước họ đối với Việt Nam. Việt Nam cần sớm có chiến lược tranh thủ các nhà VNH quốc tế đồng thời khẳng định vai trò chủ đạo của mình đối với các xu hướng nghiên cứu Việt Nam và trong quá trình đào tạo các nhà VNH trẻ tuổi. Kinh nghiệm của các nước đi trước đã chỉ ra rằng đây là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao vị thế của đất nước. Có thể thấy điều này qua chính sách của Nhật Bản đối với Nhật Bản học (Japanese studies), Hàn Quốc đối với Hàn Quốc học (Korean studies), Trung Quốc đối với Trung Quốc học (Chinese studies), Thái Lan đối với Thái học (Thai studies).... Chính phủ các nước này dành những ngân sách đáng kể (Japan Foundation, Korea Foundation...) cho việc phát triển nền quốc học của nước họ. Ở các nước nói trên đều có các viện hay các trung tâm nghiên cứu lớn như: Viện Hàn lâm Nghiên cứu Hàn Quốc trực thuộc phủ Tổng thống (Academy of Korean Studies, 323 Haogogae-gil, Budang-gu Seongnam-si, Gyeonggi-do, 463-791 South Korea); Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Nhật Bản học ở Kyoto (International Research Center for Japanese Studies, 3-2, Oeyama-cho, Goryo, Nishikyo-ku, Kyoto, 610-1192, Japan) là một cơ quan chuyên về nghiên cứu và đào tạo Nhật Bản học hàng đầu thế giới; Viện Thái học thuộc trường ĐH Chulalongkorn (Institute of Thai Studies Chulalongkorn University, Bangkok 10330, Thailand) cũng là cơ sở nghiên cứu và đào tạo Thái học lớn nhất Thái Lan hiện nay...
Nếu không có một đơn vị chuyên trách với một cơ sở tư liệu phong phú và đội ngũ chuyên gia giỏi thì nước ta không thể tránh khỏi tình trạng manh mún, chắp vá và khó có thể đáp ứng được nhu cầu nâng cao nhận thức về đất nước và con người Việt Nam trong xu hướng đổi mới và hội nhập quốc tế. Trên thực tế, về vấn đề này, đến nay cho dù trên toàn Việt Nam đã có khoảng hơn 80 cơ sở đào tạo thực hiện chương trình đào tạo ở bậc cử nhân nhưng với bậc đào tạo sau ĐH thì chỉ mới được thực hiện tại Viện VNH&KHPT từ năm 2005.
Xuất phát từ những nhu cầu cần thiết và cấp bách trên đây, Viện VNH&KHPT xây dựng Đề án thành phần (ĐATP) “Phát triển chuyên ngành VNH đạt trình độ quốc tế” để tham gia Đề án “Xây dựng và phát triển ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế” của ĐHQGHN.
(i) Được tăng cường tiếng Anh từ năm thứ nhất để có thể học được các môn chuyên môn bằng tiếng Anh trong suốt khóa học, bảo đảm đủ tiếng Anh làm việc và nghiên cứu độc lập khi tốt nghiệp;
(ii) Được học tập theo chương trình đào tạo tiên tiến,PPGD hiện đại, thực hiệnbởi các GV có trình độ quốc tế;  
(iii) Được phát triển các kỹ năng mềm một cách toàn diện cùng với kiến thức VNH hiện đại, cập nhật và mang tính thực tiễn cao, đủ năng lực làm việc trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập quốc tế;
(iv) Được học tập và nghiên cứu trong điều kiện CSVC, trang thiết bị, hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo, các dịch vụ hỗ trợ… tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.
 
 
 
Khung chương trình đào tạo thạc sỹ Việt Nam học

TT
Môn học
Số tín chỉ
Môn học tiên quyết (ghi số thứ tự của môn học)
 
Từng môn học
Loại giờ tín chỉ
Lên lớp
Thực hành, thí nghiệm, điền dã, studio
Tự học, tự nghiên cứu
Lý thuyết
Bài tập
Thảo luận
I
Khối kiến thức chung
 
 
 
 
 
 
 
1
Triết học
Philosophy
4
60
 
 
0
0
1
2
Ngoại ngữ chung
Foreign language for general purposes
4
30
 
 
30
0
2
3
Ngoại ngữ chuyên ngành
Foreign Language for Specific Purposes
3
15
 
 
15
15
3
II
Khối kiến thức cơ sở của ngành (bắt buộc)
 
 
 
 
 
 
 
4
Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khu vực
Theory and Approaches to Area Studies
2
30
 
 
15
0
4
5
Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Interdisciplinary Research Methodology
2
20
 
 
10
0
5
6
 Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
Religions and Believes in Vietnam
2
30
 
 
0
0
6
7
Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá Việt Nam
Zone Culture and Cultural Zoning of Vietnam
2
30
 
 
0
0
7
8
Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam
Geography of Economic Regions of Vietnam
2
30
 
 
0
0
8
9
Các đặc trưng sinh thái môi trường Việt Nam
The Characteristics of Ecological Environment of Vietnam
2
20
 
 
10
0
9
10
Lịch sử chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam
History of Sovereignty and Territory of Vietnam
2
30
 
 
0
0
10
11
Kinh tế - xã hội Việt Nam: Truyền thống và đổi mới
Vietnamese Socio- economy: Tradition and Renovation
2
30
 
 
0
0
11
12
Các hệ ngôn ngữ ở Việt Nam
The Language Families in Vietnam
2
30
 
 
0
0
12
13
Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam
The State and Law in Vietnamese History
2
30
 
 
0
0
13
14
Văn học và nghệ thuật Việt Nam: Truyền thống và hiện đại
Vietnamese Literature and Arts: Tradition and Modernity
 
30
 
 
0
0
14
15
Việt Nam học ở Việt Nam và trên thế giới
Vietnamese Studies in Vietnam and in the world
2
30
 
 
0
0
15
III
Khối kiến thức chuyên ngành (lựa chọn; 12/20)
 
 
 
 
 
 
 
16
Làng xã Việt Nam
The Village of Vietnam
2
20
 
 
10
0
16
17
Lịch sử quan hệ quốc tế của Việt Nam
History of International Relations of Vietnam
2
30
 
 
0
0
17
18
Quá trình dân tộc trong lịch sử Việt Nam
The National Process in Vietnam
2
30
 
 
0
0
18
19
Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á
Vietnamese Culture in Asean Context
2
30
 
 
0
0
19
20
Văn hoá và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số
Cultures and Languages of Vietnamese Ethnic Minorities
2
30
 
 
0
0
20
21
Tiếng Việt: Nguồn gốc và quá trình phát triển
Vietnamese Language: Origin and Development
2
30
 
 
0
0
21
22
Không gian văn hoá vùng châu thổ Sông Hồng
Cultural Space of The Red River Delta
2
20
 
 
10
0
22
23
Không gian văn hoá miền Trung
Cultural Space of The Central Part of Vietnam
2
20
 
 
10
0
23
24
Không gian văn hoá vùng đồng bằng Sông Cửu Long
Cultural Space of The Mekong River Delta
2
20
 
 
10
0
24
25
Hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại
Contemporary Vietnamese Political System
2
30
 
 
0
0
25
26
Luận văn
12
 
 
 
 
 
26

 
 

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :