Cơ sở vật chất
Trang chủ   >  GIỚI THIỆU  >   Ba công khai  >   Chuyên đề 2
Cơ sở vật chất

Hệ thống thông tin cơ sở vật chất của các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN; hệ thống 63 PTN mũi nhọn và trọng điểm của ĐHQGHN, trong đó có 01 PTN trọng điểm quốc gia và 17 PTN trọng điểm cấp ĐHQGHN đã và đang được trang bị hiện đại đạt chuẩn khu vực, quốc tế; hệ thống danh mục thiết bị bảng A được sử dụng chung trong toàn ĐHQGHN, ngoài ra còn phục vụ các nhà khoa học thuộc các cơ sở đào tạo, NCKH bên ngoài ĐHQGHN;
- Nguồn lực thông tin:
+ Tổng diện tích Trung tâm Thông tin Thư viện (TT-TV) hiện đang quản lý và sử dụng là: 6.001 m2.
+ Hệ thống mạng và máy tính của Trung tâm TT-TV có 05 máy chủ cấu hình trung bình, 200 máy tính phục vụ cho công tác chuyên môn, xử lý nghiệp vụ, tra cứu, truy cập số hóa,... và 25 thiết bị mạng như HUB, SWICTH, CONVERTER được kết nối với mạng Intranet của ĐHQGHN bằng cáp quang.
+ CSDL môn học là danh mục các tài liệu phục vụ các môn học được thiết kế theo khung chương trình đào tạo cử nhân của ĐHQGHN. Đến năm học 2012-2013, ngoài tài nguyên học liệu đã, Trung tâm TT-TV đã bổ sung 14.716 cuốn sách in và sách điện tử, 6.861 cuốn giáo trình, trong đó có giáo trình cho NVCL; mua bổ sung 3.132 cuốn sách tham khảo tiếng Việt và 372 cuốn sách tham khảo bằng tiếng nước ngoài, đạt 124% chỉ tiêu năm học; tiếp tục mua quyền truy cập các cơ sở dữ liệu sách, tạp chí với số lượng 4.611 cuốn, đặc biệt 21.248 tên tạp chí, đề tài, luận án, luận văn (đạt 117,3% chỉ tiêu kế hoạch); tiếp nhận từ các nguồn 6.145 cuốn sách, 2.477 cuốn luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học (đạt 102,4% so với năm học trước).
+ CSDL trên đĩa CD - ROM (nguồn tin offline): được truy cập tại các phòng multimedia/internet của Trung tâm gồm: Wilson Applied Science & Technology Fulltext, Wilson Humanities Abstracts Fulltexts, Wilson Education Abstracts Fulltext, Derwent Biotechnology Abstracts/Quarterly Updates, Econlit 1969 - Present/Monthly Update.
+ Cơ sở dữ liệu trực tuyến (nguồn tin online): Các CSDL toàn văn, trực tuyến được đặt mua từ các nhà xuất bản có uy tín trên thế giới bao gồm: tạp chí điện tử, sách, bài giảng điện tử với tổng số gần 60.000 cuốn.
Ngoài ra còn một số lượng lớn các tài liệu, sách, báo, tạp chí về các khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, ngôn ngữ, kinh tế, luật,... từ nguồn kinh phí Quỹ Ford, Quỹ Châu Á và các nguồn tài trợ khác. Trung tâm có 04 hệ thống phòng phục vụ bạn đọc của tất cả các đơn vị thuộc ĐHQGHN tại các khu vực Cầu Giấy, Thanh Xuân, Mễ Trì, 19 Lê Thánh Tông với 23 phòng phục vụ mượn, đọc giáo trình, tham khảo, tra cứu, báo và tạp chí, truy cập số hóa .
+ ĐHQGHN có tổng số trên 5.000 máy tính được trang bị cho hệ thống phòng máy tính Khoa Toán - Cơ - Tin học, phòng máy tính ứng dụng tin học (Trường ĐHKHTN), hệ thống phòng máy tính ứng dụng tin học (Trường ĐHKHXH&NV), hệ thống phòng học máy tính thực hành (Trường ĐHCN), hệ thống phòng học máy tính (Trường ĐHNN) và phòng học máy tính thực hành (Viện CNTT). Ngoài ra còn có 50 phòng học ngoại ngữ chuẩn.
+ Mạng thông tin máy tính VNUnet của ĐHQGHN kết nối các đơn vị thuộc ĐHQGHN đóng trên 3 khu vực Cầu Giấy, Thanh Xuân và Mễ trì vào một mạng chung bằng hệ thống đường cáp quang, tuyến dài nhất trên 10 km. Mạng VNUnet có đường thuê bao riêng để kết nối Internet với băng thông kết nối quốc tế 10 Mbps và băng thông kết nối trong nước 100 Mbps. VNUnet cũng có đường kết nối cáp quang với mạng các cơ quan Đảng và Chính phủ. Mạng VNUnet hiện đang cung cấp các dịch vụ Internet cơ bản (truy cập Web, thư điện tử, ftp, ...) cho tất cả cán bộ trong ĐHQGHN. Hiện nay VNUnet có khoảng 2500 tài khoản người sử dụng là cán bộ. Kế hoạch cấp tài khoản VNUnet cho sinh viên đang được triển khai. Ứng dụng CNTT trong ĐHQGHN phát triển mạnh. ĐHQGHN và hầu hết các đơn vị thuộc ĐHQGHN có trang thông tin điện tử hoạt động tốt. Các hệ thống tin học hóa quản lý hành chính, quản lý đào tạo, quản lý sinh viên… đã triển khai trên mạng nội bộ của các đơn vị và đi vào hoạt động thường xuyên. Năm 2010, ĐHQGHN triển khai thực hiện chiến lược phát triển và ứng dụng CNTT-TT thông qua dự án “Đổi mới quản trị đại học thông qua việc xây dựng, áp dụng ISO và Công nghệ thông tin” và xây dựng đại học số.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :