TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 16:06:26 Ngày 29/06/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Phạm Văn Giềng
Tên đề tài: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô về giáo dục và đào tạo thời kỳ 1954-1975

1. Họ và tên: Phạm Văn Giềng                                                   2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 11/8/1988                                                             4. Nơi sinh: Quảng Ninh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3253/2016/QĐ-XHNV ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Hiệu trưởng trường ĐHKHXHNV, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô về giáo dục và đào tạo thời kỳ 1954-1975

8. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                    9. Mã số: 62 22 03 15

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Quang Vinh

11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án

Luận án phân tích những nhân tố tác động đến quá trình Việt Nam tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô trong lĩnh vực GD & ĐT.

Dựa trên các tư liệu lịch sử, luận án tái hiện lại chủ trương và quá trình tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô về GD & ĐT của Đảng trong hai giai đoạn: 1954 - 1964; 1965 - 1975.

Luận án rút ra nhận xét về những ưu điểm: Đảng nhận thức đúng nên tranh thủ được sự giúp đỡ của Liên Xô về giáo dục và đào tạo để đề ra đường lối, chủ trương phát triển giáo dục và đào tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tổng hợp và phân tích các thành tựu của Đảng trong quá trình tranh thủ Liên Xô. Sự ủng hộ của Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng nguồn nhân lực mới - nhân tố quan trọng của một quốc gia non trẻ trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sự ủng hộ trên thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước được củng cố và phát triển vững chắc. Việt Nam đã tận dụng có hiệu quả sự ủng hộ của Liên Xô nhằm phát triển sức mạnh nội lực. Từ kinh nghiệm trong hoạch định, Đảng đã tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhằm biến sức mạnh ngoại lực (thông qua sự ủng hộ về GD & ĐT của Liên Xô) thành sức mạnh nội lực và làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Luận án rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô để vận dụng, phát triển trong giai đoạn hiện nay.  

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Phục vụ cho việc nghiên cứu các môn học chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử đối ngoại Việt Nam, lịch sử giáo dục và đào tạo.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):

14. Các công trình dã công bố có liên quan đến luận án:

- Phạm Văn Giềng (2015), “Triển vọng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực trên lĩnh vực kinh tế với Liên bang Nga trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (449), tr. 36-39.

- Phạm Văn Giềng (2016), “Một số kinh nghiệm sử dụng và quản lý chuyên gia kinh tế Liên Xô ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)”, Tạp chí kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Số cuối tháng 4), tr. 86-88.

- Phạm Văn Giềng (2019), “Vai trò của Liên Xô trong đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng (348), tr. 64-67.

- Phạm Văn Giềng (2019), “Sự giúp đỡ về giáo dục và đào tạo của Liên Xô đối với Việt Nam (1954 - 1975), Tạp chí thông tin khoa học chính trị (04-16), tr. 96-98.

- Phạm Văn Giềng (2019), “Ảnh hưởng của văn hóa Xô viết đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “Văn hóa Việt Nam trong sự phát triển”, tr. 281-284.

- Phạm Văn Giềng (2021), “Việt Nam tranh thủ sự đỡ của Liên Xô về giáo dục và đào tạo thời kỳ 1954 - 1975”, Tạp chí Lịch sử Đảng (364), tr. 71-75.

 VNU Media - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ