TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 00:00:00 Ngày 06/08/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Hoàng Hà
Tên đề tài: Hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định theo tinh thần Hiến pháp năm 2013

1. Họ và tên:  Nguyễn Hoàng Hà                                                2. Giới tính: Nam

3.  Ngày sinh: 14/10/1967                                                           4. Nơi sinh: Hà Nội

5.Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3239/QĐ-ĐHQGHN, ngày 22/08/2017 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định trả về địa phương số 948/QĐ-KL ngày 21/08/2020 của Chủ nhiệm Khoa Luật.

7.Tên đề tài luận án: Hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.

8. Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật         9. Mã số: 9380101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Công Giao

11. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu và những điểm mới của luận án:

(1) Xác định được và làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận về hoàn thiện pháp luật điều chỉnh QHLĐ ở Việt Nam bằng việc đề cập đến khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định. Bổ sung những phân tích, đánh giá có tính hệ thống với các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về quan hệ hài hòa, tiến bộ và ổn định: những yếu tố tác động đến pháp luật về quan hệ lao động.

(2) Hệ thống hóa, phân tích thực trạng với những nội dung cốt lõi của pháp luật về quan hệ lao động ở Việt Nam qua các giai đoạn phát triển từ khi giành được độc lập (năm 1945) đến nay. Phân tích chuyên sâu, so sánh chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế, đồng thời xác định nguyên nhân của những hạn chế đó.

(3) Đưa ra những khuyến nghị về mặt khoa học thông qua việc xây dựng các quan điểm, đề xuất và luận giải một hệ thống giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật hiện hành về quan hệ lao động ở Việt Nam, trong đó có đề xuất các chương của một luật chuyên ngành về quan hệ lao động.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:  Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, củng cố cơ sở lý luận khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định ở Việt Nam, đặc biệt là từ cách tiếp cận của chuyên ngành luật hiến pháp và luật hành chính.

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Quốc Hội, Bộ Lao động Thương binh Xã hội và các đối tác xã hội, trong việc nhìn nhận, phân tích, đánh giá vấn đề và hoạch định, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật có liên quan đến quan hệ lao động trong tình hình mới thông qua việc hoàn thiện pháp luật: (1) về các thiết chế trong quan hệ lao động; (2) về các quyền cơ bản của người lao động (quyền công đoàn và quyền về thỏa ước lao động tập thể); (3)  về giải quyết tranh chấp lao động và (4) về môi trường chính sách giúp vận hành quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định. Các phân tích của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở học thuật, các tổ chức xã hội và chính quyền địa phương trong việc giảng dạy, nghiên cứu và tổ chức thực thi pháp luật về quan hệ lao động.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Với mục đích nghiên cứu hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao động ở Việt Nam nhằm tìm ra các cơ sở lý luận và thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm có thể vận dụng cho việc xây dựng QHLĐ hài hòa, tiến bộ và ổn định. Kết quả nghiên cứu của luận án là tiền đề tiếp tục nghiên cứu những vấn đề chuyên ngành quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường hiện đại nhằm nâng cao vai trò, vị thế của từng chủ thể trong quan hệ lao động mới. Về lâu dài, hoàn thiện pháp luật để xây dựng QHLĐ theo hướng hài hòa, tiến bộ và ổn định rất cần quyết tâm chính trị cao của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng một đạo luật chuyên ngành điều chỉnh QHLĐ trong bối cảnh Việt Nam kỳ vọng đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành “một nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, thu nhập trung bình cao” và đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm lập quốc) “trở thành nước phát triển, có thu nhập cao”.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

Nguyễn Hoàng Hà (2018), “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vấn đề việc làm và quan hệ lao động”, Tạp chí Lý luận chính trị, số tháng 4/2018, tr.56-63.

Nguyễn Hoàng Hà, Vũ Công Giao (2018), “Bảo đảm quyền của người lao động yếu thế ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Luật học, số 9 (220), tháng 9/2018, tr.23-31.

Nguyễn Hoàng Hà (2019), “Đánh giá việc thi hành các quy định pháp luật về quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số tháng 7/2019, tr. 87-94.

Nguyễn Hoàng Hà (2019), “Labour relations in Vietnamese Law: Historical development and Perspectives (Quan hệ lao động trong pháp luật Việt Nam: lịch sử phát triển và triển vọng)”, Kỷ yếu Diễn đàn Luật Hiến pháp Châu Á lần thứ tám tập 1, tr. 97-109.

 Thúy Hiền - Ban Đào tạo
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ