TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 00:00:00 Ngày 06/08/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Phương Thảo
Tên đề tài: Nghiên cứu tướng đá – cổ địa lý trầm tích Miocen muộn khu vực trung tâm Miền võng Hà Nội

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Thảo                          2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28/9/1988                                                 4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3972/QĐ-ĐHKHTN ngày 24/11/2016 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Trong quá trình đào tạo, NCS đã được gia hạn theo Quyết định số 567/QĐ-ĐHKHTN của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tướng đá – cổ địa lý trầm tích Miocen muộn khu vực trung tâm Miền võng Hà Nội

8. Chuyên ngành: Địa chất học                                                  9. Mã số: 9440201.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Nghi; PGS.TS. Đinh Xuân Thành

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

* Luận án đã chứng minh được trầm tích giai đoạn Miocen muộn khu vực trung tâm Miền võng Hà Nội tương ứng với một phức tập gồm 3 miền hệ thống trầm tích:

- Miền hệ thống trầm tích biển thấp (LST) gồm 5 nhịp trầm tích aluvi, mỗi nhịp trầm tích aluvi tương ứng với một phức hệ tướng aluvi gồm 2 nhóm tướng: nhóm tướng cát sạn lòng sông biển thấp (SgarcLST) → nhóm tướng bùn cát bãi bồi aluvi biển thấp (MsarfLST).

- Miền hệ thống trầm tích biển tiến (TST) gồm 5 nhịp trầm tích, mỗi nhịp trầm tích tương ứng với một phức hệ tướng biển tiến gồm 3 nhóm tướng: nhóm tướng bùn cát ven biển (MsamtTST) → nhóm tướng cát bùn nón quạt cửa sông biển hạ (SmamrTST) → nhóm tướng bùn vũng vịnh biển tiến (MmtTST).

- Miền hệ thống trầm tích biển cao (HST) gồm 2 nhịp trầm tích, mỗi nhịp trầm tích tương ứng với một phức hệ tướng châu thổ gồm 2 nhóm tướng: nhóm tướng bùn cát châu thổ ngầm biển cao (Msamh1HST) → nhóm tướng cát bùn đồng bằng châu thổ biển cao (Msamh2HST).

* Luận án đã làm sáng tỏ:

- Tầng sinh than và khí liên quan đến nhóm tướng bùn đầm lầy ven biển tạo than thuộc miền hệ thống trầm tích biển tiến. Các vỉa than phân bố ổn định trên một không gian rộng lớn vào cuối mỗi nhịp trầm tích. Điều đó chứng minh cho sự biến đổi môi trường tạo than trong mối quan hệ với sự dao động mực nước biển và chuyển động kiến tạo địa phương một cách nhịp nhàng và chậm chạp.

- Tầng cát kết chứa khí có chất lượng khác nhau phụ thuộc vào các miền hệ thống trầm tích. Cát kết thuộc tướng cát bùn aluvi biển thấp có chất lượng tốt được đặc trưng bởi tầng cát kết dày, mức độ biến đổi thứ sinh yếu, độ rỗng hiệu dụng cao. Cát kết miền hệ thống trầm tích biển tiến có khả năng chứa trung bình bởi bề dày mỏng thuộc nhóm tướng cát bãi triều biển tiến.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Xây dựng các tiền đề đánh giá tiềm năng tài nguyên than, đánh giá triển vọng các tầng sinh, tầng chứa, tầng chắn và các bẫy khí.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu tướng đá – cổ địa lý trầm tích Miocen muộn khu vực trung tâm Miền võng Hà Nội là cơ sở để áp dụng phương pháp nghiên cứu tướng đá - cổ địa lý và địa tầng phân tập trong đánh giá tiềm năng, chất lượng và tính trữ lượng than.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Nghi, Đinh Xuân Thành (2021), “Đặc điểm tướng đá - cổ địa lý Miocen muộn khu vực Đông Nam miền võng Hà Nội”, VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 37, No. 1 (2021) 71-84.

[2] Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Nghi, Đinh Xuân Thành (2020), “Nghiên cứu đặc điểm thạch học và khả năng chứa dầu khí của đá cát kết Oligocen - Miocen sớm khu vực Tây Bắc bể Sông Hồng”, Tạp chí Địa chất, Loạt A, số 371-372 (2020), tr. 227-238.

[3] Trần Nghi, Nguyễn Thị Phương Thảo*, Đinh Xuân Thành, Lương Hồng Hược, Nguyễn Thị Huyền Trang, Lê Nam, Đào Trung Hoàn (2020), “Phân tích độ hạt của cát kết bằng lát mỏng thạch học - áp dụng trong nghiên cứu môi trường trầm tích Miocen muộn khu vực Đông Nam Miền võng Hà Nội”, Tạp chí Địa chất, Loạt A, số 371-372 (2020), tr. 78-89.

[4] Trần Nghi, Đinh Xuân Thành, Trần Thị Thanh Nhàn, Trần Trọng Thịnh, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Ngọc Diễn, Nguyễn Thị Huyền Trang, Phạm Nguyễn Hà Vũ, Trần Thị Dung (2019), “Phương pháp minh giải mặt cắt địa chấn nông phân giải cao: Nguyên lý và áp dụng cho vùng biển ven bờ châu thổ sông Hồng”, VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 35, No. 2 (2019) 58-73.

 Nguyễn Duy - VNU - HUS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ