TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 00:00:00 Ngày 06/08/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Phạm Việt Đức
Tên đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng Fe0 nano để xử lý 2,4-Dichloro- phenoxyacetic acid (2,4-D) và 2,4,5-Trichlorophenoxyacetic acid (2,4,5-T) trong đất nhiễm chất độc hóa học”

1. Họ và tên: Phạm Việt Đức                                          2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 25/10/1976                                                4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3713/QĐ-ĐHKHTN ngày 9/9/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 596/QĐ-ĐHKHTN ngày 06/3/2018 và 4728/QĐ-ĐHKHTN ngày 28/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu ứng dụng Fe0 nano để xử lý 2,4-Dichloro- phenoxyacetic acid (2,4-D) và 2,4,5-Trichlorophenoxyacetic acid (2,4,5-T) trong đất nhiễm chất độc hóa học”.

8. Chuyên ngành: Môi trường đất và nước                     9. Mã số: 9440301.02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Đức, PGS.TS. Đinh Ngọc Tấn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Đã xác định được cơ chế loại bỏ 2,4-D và 2,4,5-T trong quá trình xử lý bằng Fe° nano là phản ứng thuỷ phân, khử clo và phản ứng oxy hóa trong điều kiện có oxy. Sản phẩm trung gian của quá trình xử lý 2,4-D và 2,4,5-T bằng Fe° nano là 2,4-DCP; 2,4,5-TCP và Parachlorophenol, Phenol, Benzaldehyde, Benzen.

Đã xác định được các điều kiện phù hợp và ứng dụng Fe° nano để xử lý hợp chất 2,4-D và 2,4,5-T. Môi trường đệm pH =3, hàm lượng nano Fe°: 2,4-D và 2,4,5-T với tỉ lệ 1:1 (w/w), PAA nồng độ 0,01%, thời gian xử lý 12 tuần trong môi trường đất và 13 ngày trong môi trường nước.

Đã ứng dụng thành công Fe° nano vào xử lý 2,4-D và 2,4,5-T trong đất tại sân bay Biên Hòa ở qui mô phòng thí nghiệm đạt hiệu quả cao.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Có thể ứng dụng sản xuất nano Fe° qui mô công nghiệp, với công nghệ đơn giản, đi từ các nguồn nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam, góp phần cung cấp nguồn nano Fe° phục vụ cho đời sống và nghiên cứu, làm giảm thiểu việc nhập khẩu nguồn vật liệu này. Đặc biệt, góp phần vào việc làm sáng tỏ vai trò của Fe° nano và cơ chế trong việc xử lý các hợp chất hữu cơ chứa Clo bền vững trong môi trường nói chung và 2,4-D; 2,4,5-T nói riêng, từ đó có thể đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý chúng cũng như triển khai ứng dụng thực tế.

Kết quả của luận án bổ sung thêm phương pháp xử lý đất nhiễm chất độc da cam, góp phần làm sạch đất nhiễm 2,4-D và 2,4,5-T ở sân bay Biên Hòa.

Đề tài có triển vọng, áp dụng vào thực tiễn cao, tiếp nhận được công nghệ tiên tiến, góp phần vào việc xử lý các hợp chất POPs tồn lưu và công tác bảo vệ môi trường.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trong môi trường đất còn nhiều nguyên tố kim loại có thể gây ảnh hưởng tới hiệu suất xử lý chất độc da cam, do vậy cần tiếp tục nghiên cứu các nguyên tố kim loại khác ảnh hưởng tới quá trình xử lý 2,4-D; 2,4,5-T bằng Fe° nano.

Tiếp tục nghiên cứu sản phẩm cuối cùng của quá trình xử lý 2,4-D và 2,4,5-T trong đất, để có đầy đủ cơ sở khoa học hoàn thiện công nghệ trong tương lai.

Khi thi công xử lý ô nhiễm môi trường đất tại thực địa với khối lượng lớn, đặc biệt với đối tượng ô nhiễm là các hợp chất cơ clo trong đất, kỹ thuật, công nghệ cũng như thiết bị thi công rất phức tạp. Do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm tại thực địa để hoàn thiện công nghệ, kỹ thuật thi công xử lý chất độc da cam cũng như hóa chất bảo vệ thực vật cơ clo trong đất bằng Fe° nano.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

Lam Vinh Anh, Pham Viet Duc, Hoang Kim Hue, Pham Thi Hoa, Tran Van Cong and Nguyen Ngoc Tien (2015), “A suitable intergrated technology for the complete treatment of orange/dioxin in soils and sediments in Vietnam”, 35th International symposium on halogenated persistent organic pollutants, SaoPaulo-Brazil, pp. 50-55.

Phạm Việt Đức, Lê Đức, Đỗ Đăng Hưng, Phạm Quốc Việt (2018), “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố tới quá trình xử lý 2,4-D và 2,4,5-T trong dung dịch bằng Fe° nano”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam 60, tr. 58-62.

Phạm Việt Đức, Lê Đức, Đinh Ngọc Tấn, Đặng Đức Khanh, Phạm Quốc Việt (2019), “Nghiên cứu sản phẩm trung gian của quá trình xử lý 2,4-D; 2,4,5-T bằng Fe° nano trong dung dịch và trong đất nhiễm da cam/dioxin tại sân bay Biên Hòa”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 19, tr. 95-101.

Phạm Việt Đức, Lê Đức, Đinh Ngọc Tấn, Đỗ Đăng Hưng, Phạm Quốc Việt (2019), “Nghiên cứu cơ chế của quá trình xử lý 2,4-D; 2,4,5-T bằng Fe° nano trong dung dịch”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 24, tr. 117-121.

Phạm Việt Đức, Lê Đức, Đinh Ngọc Tấn, Đặng Đức Khanh, Phạm Quốc Việt (2020), “Nghiên cứu khả năng xử lý chất 2,4-D và 2,4,5-T bằng Fe° nano trong đất nhiễm da cam/dioxin tại sân bay Biên Hòa”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam 62, tr. 70-72.

 Lê Hương - VNU - HUS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ