TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 00:00:00 Ngày 06/08/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Trần Thị Hằng
Tên đề tài: Tổ chức và hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay

1. Họ và tên: Trần Thị Hằng                                           2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 20/11/1989                                                4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc

5. Quyết định công nhận Nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ – XHNV, ngày 29/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận án: Tổ chức và hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay

8. Chuyên ngành: Tôn giáo học                                     9. Mã số: 62 22 90 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án đã trình bày, phân tích, làm sáng tỏ quá trình hình thành, phát triển và thực trạng về mặt tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sau khi thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhanh chóng từng bước trưởng thành và khẳng định vai trò của mình không chỉ với Phật giáo Việt Nam mà cả với xã hội, với quốc tế. Vai trò đó thể hiện qua nhiều khía cạnh như: thống nhất quản lý; tổ chức đối với các cấp hành chính; đại diện tôn giáo, Phật giáo; các mối quan hệ trong đối nội, đối ngoại của GHPGVN.

Bằng những nghiên cứu về quá trình hình thành tổ chức Phật giáo, vai trò cốt lõi của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nghiên cứu đã đi đến khẳng định 3 đặc trưng rất cơ bản mà chỉ có Giáo hội Phật giáo Việt Nam mới có, hay nói khác đó chính là tính đặc thù của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay: 1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo mô hình hệ thống hành chính và vận hành theo Hiến chương; 2. Tính thống nhất trong tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; 3. Giáo hội Phật giáoViệt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

Luận án chỉ ra rằng: Trong suốt 40 năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng phát triển về mọi mặt, đồng thời luôn đồng hành cùng dân tộc và sự đồng hành này được thể hiện trong những hoạt động cụ thể của Giáo hội Phật giáo Việt Nam như: Hoạt động Hoằng pháp; Hoạt động nghi lễ; Hoạt động giáo dục; Hoạt động hướng dẫn Phật tử; Hoạt động từ thiện xã hội; Hoạt động quốc tế. Chính những hoạt động thiết thực này của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên Phật giáo Việt Nam như một nguồn lực xã hội, đã có những đóng góp không nhỏ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước kia cũng như trong hiện nay. Mặt khác, cũng chính những hoạt động này đã là cầu nối khuếch trương vị thế Phật giáo Việt Nam trong nước và quốc tế. Hơn nữa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nên nhiều Tăng Ni, Phật tử trong Giáo hội đã có cơ hội tham gia công tác Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhằm đóng góp sức lực trong việc an ninh xã hội và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập 4.0..

Trên cơ sở nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, Luận án chỉ ra rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay vẫn cần phải tiếp tục điều chỉnh để hoàn thiện hơn nữa về mọi mặt: tổ chức và hoạt động. Từ đó, Luận án đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm về nghiên cứu tôn giáo dưới góc độ thực thể tổ chức tôn giáo.

Luận án góp phần làm sáng tỏ chỉ ra những tác động xã hội từ hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, qua đó cho thấy rõ hơn quan điểm có thể coi tôn giáo là một nguồn lực của xã hội

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Những kiến nghị đưa ra trong luận án có thể góp phần phát huy hơn nữa vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 

Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

- Phật giáo và các vấn đề xã hội hiện đại

- Văn hóa Phật giáo

- Vai trò của tôn giáo trong xã hội hiện nay

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

- Trần Thị Hằng, Nguyễn Thị Thúy Chinh (2017), “Công tác bảo trợ xã hội của Phật giáo Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện, Nxb Tôn giáo, tr. 317 – 325.

- Trần Thị Hằng (2019), “Đặc trưng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Công tác Tôn giáo (159), tr. 44 – 47.

- Trần Thị Hằng (2019), “Quan hệ giữa nhà nước Việt Nam với Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 5, số 2b (12/2019), tr. 212 – 221.

- Trần Thị Hằng (2020), “Công tác đối ngoại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Công tác Tôn giáo (170), tr. 56 – 58.

- Чан Тхи Ким Оань, Ле Ба Чинь, Чан Тхи Ханг (2021), “Вклад и влияние буддизма на социальную жизнь Вьетнама», «Современная наука: актуальные проблемы теории и практики. №7 за 2021. ISSN 2220-2404 (печать) ISSN 2221-1373 (On-line)

 Nguyễn Hằng - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ