TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 10:08:21 Ngày 22/09/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Hoàng Hương Thủy
Tên đề tài: Bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự Việt Nam

1. Họ và tên: Hoàng Hương Thủy                                   2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 22/9/1978                                                 4. Nơi sinh: Hưng Yên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 5385/QĐ-ĐHQGHN ngày 31/12/2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định thay đổi giáo viên hướng dẫn số 310/QĐ-KL ngày 14/6/2016 của Chủ nhiệm Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Quyết định gia hạn số 107/QĐ-ĐHQGHN ngày 14/01/2019; số 183/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/01/2020; số 2146/QĐ-ĐHQGHN ngày 23/7/2020 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;

7. Tên đề tài luận án: Bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự Việt Nam

8. Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự          9. Mã số:  938 01 01.03

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Độ và TS. Lê Lan Chi

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Kết quả chính của luận án: Luận án đã nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống và chuyên sâu về bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự dưới góc độ tiếp cận quyền con người khi là nạn nhân của tội phạm và người phạm tội (theo luật hình sự) hay là người bị hại và người bị buộc tội, bị kết án (theo luật tố tụng hình sự).

Thông qua cơ sở lý luận, tổng quan nghiên cứu cũng như phân tích chuẩn mực quốc tế, luận án đã xây dựng phương thức bảo vệ các quyền con người của phụ nữ bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự cũng như xác định những khoảng trống pháp lý nhằm kiến nghị nâng cao hiệu quả bảo vệ các quyền con người của phụ nữ trong thực tiễn.

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo vệ quyền con người của phụ nữ ở Việt Nam trong 10 năm gần đây thông qua việc khai thác số liệu thứ cấp và khảo sát gần 300 khách thể trong hệ thống cơ quan tư pháp trực tiếp tham gia giải quyết các vụ án hình sự; 300 bản án, hồ sơ vụ án có bị cáo, bị hại là nữ; tác giả đã đề xuất định hướng hoàn thiện một số quy định pháp luật cũng như gợi ý một số giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong tư pháp hình sự Việt Nam.

Về mặt lý luận: công trình nghiên cứu chuyên khảo và đồng bộ đầu tiên đề cập một cách hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự, có thể đóng góp luận chứng khoa học trong hệ thống tri thức về bảo vệ quyền con người của giới nữ.

Về mặt thực tiễn: Luận án phân tích, đánh giá thực tiễn bảo vệ QCN của phụ nữ bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự cũng như những vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan, người tiến hành tố tụng khi giải quyết các vụ án liên quan đến phụ nữ nhằm đề xuất kiến nghị biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả các quy định ở khía cạnh lập pháp và thực thi pháp luật.

Kết luận: Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống và chuyên sâu đầu tiên về bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự góp phần đề xuất hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này ở Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên trong các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự cũng như cung cấp luận cứ khoa học, phục vụ hoạt động lập pháp trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta hiện nay.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): mở rộng phạm vi nghiên cứu về chủ thể là trẻ em gái, vị thành niên hoặc một số đối tượng đặc thù khác.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

14.1. Hoàng Hương Thủy (2021), “Bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong tư pháp hình sự”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, (10), tr.108-121

14.2. Hoàng Hương Thủy (2020), “Pháp luật tố tụng hình sự với việc bảo đảm quyền con người của phụ nữ”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học trực tuyến quốc tế của Khoa Luật, Đại học Quốc gia và Viện FES Việt Nam, tr.193-201, (Law on criminal procedure on ensuring women’s human rights, pp.1-12)

14.3. Hoàng Hương Thủy (2020), “Bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 5(338), tr.24-29

14.4. Hoàng Hương Thủy (2019), “Chuẩn mực quốc tế về bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong tư pháp hình sự”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 4(325), tr.3-8

14.5. Hoàng Hương Thủy (2017), “Một số vấn đề lý luận về đảm bảo quyền con người của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia của Tạp chí Cộng sản và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, tr.292-301. ISBN: 9786049516580.

 Hương Thủy - Ban Đào tạo
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ