TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 09:31:45 Ngày 12/10/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Hoàng Thị Thảo
Tên đề tài: Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay

1. Họ và tên: Hoàng Thị Thảo                             2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 03/8/1981                                     4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017/QĐ-XHNV ngày 13/07/2017 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Theo góp ý của các thầy/cô trong hội đồng bảo vệ cấp cơ sở, NCS đã chỉnh sửa lại tên đề tài luận án cũ:  “Triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay.” thành “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam  hiện nay.”

7. Tên đề tài luận án: Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay

8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật lịch sử

9. Mã số: 62220302

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Làm rõ hơn khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, khẳng định thêm giá trị của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.

- Chỉ ra ý nghĩa của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam với việc giáo dục thanh niên tu dưỡng, rèn luyện bản thân; với việc giáo dục thanh niên các giá trị đạo đức  gia đình, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với xã hội và xây dựng, bảo vệ môi trường sinh thái nhân văn ở Việt Nam hiện nay.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Khẳng định ý nghĩa của của triết lý nhân sinh  trong ca dao, tục ngữ Việt Nam với việc giáo dục thanh niên tu dưỡng, rèn luyện bản thân; với việc giáo dục thanh niên các giá trị đạo đức gia đình, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với xã hội và xây dựng, bảo vệ môi trường sinh thái nhân văn ở Việt Nam hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về triết học, Đạo đức và giáo dục đạo đức, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Văn học dân gian Việt Nam, Giáo dục kĩ năng sống và trong thực tiễn công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam giai đoạn hiện nay.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Làm rõ mối quan hệ giữa ca dao, tục ngữ với các thể loại văn học dân gian khác.

- Một số giải pháp phát huy giá trị của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ hiện nay.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Hoàng Thị Thảo (2018), “Tìm hiểu một số nội dung giáo dục qua triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục (5), tr. 276-279 .

2. Hoàng Thị Thảo (2019), “Vận dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam trong dạy - học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1”,  Tạp chí Giáo dục và Xã hội (3), tr.175-178.

3. Hoàng Thị Thảo (2020), “Những nghiên cứu về triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (4), tr.238-242.

4. Hoàng Thị Thảo (2020), “Tìm hiểu môt số nội dung giáo dục qua triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nam Bộ”, Tạp chí Giáo dục (2), tr.. 180-184.

5. Hoàng Thị Thảo (2021), “Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, Tạp chí Nguồn nhân lực khoa học xã hội (5/96), tr.115-120.

 VNU Media - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ