TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 10:06:27 Ngày 12/10/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Chu Thu Hường
Tên đề tài: Biến đổi không gian làng Đồng Kỵ (Từ Sơn – Bắc Ninh)

1. Họ và tên:  Chu Thu Hường                                       2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 8/2/1983                                                   4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/ 2014/ QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Đổi tên luận án từ: “Biến đổi không gian: Nghiên cứu trường hợp làng Đồng Kỵ (Từ Sơn – Bắc Ninh)” thành “Biến đổi không gian làng Đồng Kỵ (Từ Sơn – Bắc Ninh)”

Thời gian: Sau quyết nghị của Hội đồng bảo vệ cấp cơ sở, ngày 19/4/2021

7. Tên đề tài luận án:  Biến đổi không gian làng Đồng Kỵ (Từ Sơn – Bắc Ninh)

8. Chuyên ngành: Nhân học                                           9. Mã số: 62.31.03.02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Sửu

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Từ lăng kính tiếp cận không gian, luận án cho rằng không gian không chỉ đơn giản là những ý nghĩa bề mặt mà còn hàm ý những thực hành và mối quan hệ ẩn trong và dưới bề mặt không gian. Nghiên cứu sự biến đổi không gian ở làng từ góc nhìn của tiếp cận chính trị hàng ngày, quan hệ giữa nhà nước và xã hội, luận án này là một công trình chuyên khảo có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao về làng Đồng Kỵ.

Những kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ quá trình biến đổi của không gian làng, nhất là những biến đổi trong không gian cư trú, không gian sản xuất và không gian thiêng diễn ra từ khi Đổi mới (1986) so với giai đoạn lịch sử trước đó. Được minh hoạ bằng nguồn tài liệu dân tộc học có tính gốc, cập nhật, phong phú, luận án lập luận rằng những biến đổi không gian làng Đồng Kỵ là kết quả của những tương tác giữa nhà nước và xã hội ở địa bàn nghiên cứu. Trong khi ở một số không gian, chính quyền nhà nước thể hiện rõ sức mạnh, quyền lực và vai trò của mình thì ở không gian khác, thực thể xã hội lại đóng một vài trò quan trọng hơn đối với sự biến đổi không gian. Mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội ở địa bàn nghiên cứu được thể hiện qua những hình thức khác nhau trong các hoàn cảnh cụ thể, bao gồm sự đối thoại trực tiếp, sự thương lượng ngầm, thậm chí có cả sự chống đối ngầm và những phản kháng công khai hợp thức hoặc không hợp thức. Phân tích quan hệ giữa nhà nước và xã hội trong đời sống hàng ngày cho chúng ta thấy không chỉ nhà nước chi phối các thực thể xã hội mà một số thực thể thuộc phạm trù xã hội ở Đồng Kỵ vừa tuân thủ các chính sách của nhà nước, vừa có những hành động phản kháng. Hệ quả là những hành động phản kháng này góp phần thúc ép nhà nước điều chỉnh chính sách cụ thể đối với các không gian cư trú, không gian sản xuất và không gian thiêng của làng. Thực tiễn này củng cố lập luận của một số nghiên cứu về mối quan hệ có tính hội thoại giữa nhà nước và các thực thể xã hội ở Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn, nhất là ngành Nhân học, Xã hội học, Lịch sử, Văn hóa học tại các trường đại học ở Việt Nam.

Luận án cũng là một nguồn tài liệu hữu ích giúp các nhà hoạch định chính sách có cái sự hiểu biết rõ nét cộng đồng làng và những cách thức, phản ứng của họ đối với chính sách hiện đại hóa, đô thị hóa của nhà nước. Từ đó góp phần gợi ý điều chỉnh trong chính sách của nhà nước, địa phương trong quá trình hiện đại hóa, quy hoạch bảo tồn các làng truyền thống.

Luận án mang lại nhiều kiến thức thực tiễn mới mẻ đóng góp, bổ sung vào cách tiếp cận “chính trị hàng ngày” và phân tích mối quan hệ nhà nước – xã hội Việt Nam đương đại.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu mối quan hệ nhà nước – xã hội ở làng/ chính trị hằng ngày ở làng

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Chu Thu Hường (2012), Biến đổi không gian làng dưới tác động của đô thị hóa (Nghiên cứu trường hợp làng Đồng Kỵ, Từ Sơn - Bắc Ninh), Báo cáo Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội, Trường ĐH Quốc gia Hà Nội

2. Nguyễn Văn Sửu, Chu Thu Hường (2014), Hướng tiếp cận không gian trong nghiên cứu làng Việt và những đóng góp của các học giả EFEO, Báo cáo Hội thảo Quốc tế Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp và các ngành khoa học xã hội nhân văn Việt Nam.

3. Chu Thu Hường (2015), “Đô thị hóa và biến đổi không gian ở một làng ven đô Hà Nội”, Báo cáo Hội thảo khoa học Quốc tế Biến đổi văn hóa xã hội ở khu vực đô thị trong quá trình hiện đại hóa và toàn cầu hóa, Trường Đại học Quốc gia, Viện Nghiên cứu Xã hội và Văn hóa, Đại học Tây Sydney, Úc

4. Nguyễn Văn Sửu, Chu Thu Hường (2015), “Hướng tiếp cận không gian trong nghiên cứu làng Việt: Nghiên cứu trường hợp làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU Journal of Science) (1), tr.144-160

5. Chu Thu Hường (2020), “Biến đổi không gian thiêng ở làng Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh”, Tạp chí Dân tộc học (2), tr 99-107

6. Chu Thu Hường (2020), Làng An Truyền (Phú Vang- Thừa Thiên Huế), In trong Kiến trúc làng Việt cổ qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích, Nxb Dân tộc, tr.196 -234

 VNU Media - VNU - USSh
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ