TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 10:51:53 Ngày 04/11/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Diệp Thị Thanh Xuân
Tên đề tài: Giải quyết xung đột giữa bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên miền

1. Họ và tên: Diệp Thị Thanh Xuân                                 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 24/08/1983                                                4. Nơi sinh: Hà Tĩnh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3239/QĐ-ĐHQGHN ngày 22/8/2017 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

-  Quyết định số 948/QĐ-KL ngày 21/08/2020 của Chủ nhiệm Khoa luật về việc xử lý nghiên cứu sinh hết thời hạn học tập.

- Quyết định số 1518/QĐ-KL ngày 26/11/2020 của Chủ nhiệm Khoa Luật về việc thay đổi tên đề tài luận án.

7. Tên đề tài luận án: Giải quyết xung đột giữa bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên miền.

8. Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

9. Mã số: 9380101.04

10. Cán bộ hướng dẫn KH: PGS. TS Nguyễn Thị Quế Anh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

11.1 Kết quả mới tổng quát: Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và hệ thống các vấn đề lý luận về giải quyết xung đột giữa bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu và tên miền, làm rõ khái niệm, chức năng, cơ chế xác lập quyền, nội dung và phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu và khái niệm, chức năng, đăng ký tên miền và hiệu lực của đăng ký tên miền; làm rõ khái niệm xung đột giữa bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu và tên miền; các phương thức giải quyết xung đột giữa bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu và tên miền, phân tích những bất cập và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về giải quyết xung đột giữa bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu và tên miền. Khác với các công trình nghiên cứu khác đã có, luận án tập trung nghiên cứu vấn đề phòng ngừa, hạn chế xung đột giữa bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu và tên miền, đồng thời cũng làm rõ các phương thức giải quyết tranh chấp.

11.2 Kết quả mới chi tiết: Luận án có điểm mới nổi bật sau: (i) Nhận diện các xung đột phát sinh trong bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu và quá trình đăng ký, sử dụng tên miền trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể có liên quan, (ii) Xây dựng nền tảng lý luận về giải quyết xung đột giữa bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu và tên miền; làm rõ khái niệm, chức năng, xác lập quyền, nội dung và phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu và khái niệm, chức năng, đăng ký tên miền và hiệu lực của đăng ký tên miền; các phương thức giải quyết xung đột giữa bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu và tên miền, (iii) Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về giải quyết xung đột giữa bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu và tên miền, phát hiện những mặt hạn chế, bất cập của pháp luật, (iv) Kiến nghị các giải pháp, định hướng hoàn thiện tổng thể các quy định của pháp luật điều chỉnh về giải quyết xung đột giữa bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu và tên miền.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

12.1 Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng nền tảng lý luận chuyên sâu, toàn diện và hệ thống về giải quyết xung đột giữa bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên miền. Do đó, luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo có giá trị cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn.

12.2 Kết quả nghiên cứu của luận án đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột giữa bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên miền. Vì vậy, luận án có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động lập pháp, hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu xây dựng mô hình giải quyết xung đột giữa bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên miền riêng của Việt Nam trên cơ sở yêu cầu chung được đặt ra tại Hiệp định CPTPP và tham khảo các ưu điểm của Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất UDRP.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

14.1 Diệp Thị Thanh Xuân (2017), “Hoàn thiện các quy định pháp luật về Sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam số 4/2017, tr. 16-18.

14.2 Diệp Thị Thanh Xuân (2020), “Xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 10/2020, tr. 10-12.

14.3 Diệp Thị Thanh Xuân (2020), “Một số phương thức giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền được áp dụng tại Hoa Kỳ và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam số 11/2020, tr. 11-13.

14.4 Diep Thi Thanh Xuan (2021), “Conflict between protection of industrial property rights for trademarks and domain names under Vietnamese law”, VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol.37, No 2 (2021), tr.69-85.

 VNU Media - Ban Đào tạo
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ