TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 08:48:06 Ngày 04/07/2022 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Sái Công Doanh
Tên đề tài: Chế tạo, nghiên cứu tính chất và khả năng ứng dụng của một số cấu trúc nano lõi vỏ kim loại (Au, Ag) - bán dẫn (Cu2O, CuO).

1. Họ và tên: Sái Công Doanh                                        2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 18/08/1985                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3713/QĐ-ĐHKHTN ngày 09/09/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định gia hạn thời gian bảo vệ luận án số 596/QĐ-ĐHKHTN ngày 06/03/2018 và số 4728/QĐ-ĐHKHTN ngày 28/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

- Quyết định buộc thôi học và trả nghiên cứu sinh về địa phương/cơ quan công tác số 3994/QĐ-ĐHKHTN ngày 25 tháng 12 năm 2020.

7. Tên đề tài luận án: Chế tạo, nghiên cứu tính chất và khả năng ứng dụng của một số cấu trúc nano lõi vỏ kim loại (Au, Ag) - bán dẫn (Cu2O, CuO).

8. Chuyên ngành: Vật lí chất rắn                                     9. Mã số: 9440130.02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngạc An Bang; TS. Phạm Nguyên Hải

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Đã chế tạo thành công hạt nano Au, Cu2O bằng phương pháp hóa khử cho hạt đồng đều và phân bố kích thước hạt nhỏ.

Đã nghiên cứu một cách hệ thống sự ảnh hưởng của thông số công nghệ đến tính chất quang của cấu trúc lõi/vỏ Au/Cu2O như: nồng độ hạt nano Au, chất hoạt động bề mặt, chất khử để chủ động chế tạo được các cấu trúc lõi-vỏ Au-Cu2O có chiều dày lớp vỏ thay đổi từ 9 nm đến 200 nm.

Đã nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dày lớp vỏ đến hiện tượng cộng hưởng của lõi nano vàng cũng như ảnh hưởng của hiệu ứng kích thước lượng tử lên độ rộng vùng cấm của lớp vỏ.

Đã chế tạo thành công các thanh nano CuO bằng phương pháp oxi hóa nhiệt đơn giản. Điều kiện chế tạo thanh ở nhiệt độ 500 oC thời gian ủ 2 giờ cho các thanh có độ đồng đều cao và mật độ các thanh lớn.

Các vật liệu đã chế tạo đã được thử nghiệm ứng dụng trong một số lĩnh vực như quang xúc tác và Raman tăng cường. Kết quả bước đầu cho thấy hiệu suất phân hủy MB của Au/Cu2O nhanh gấp hai lần so với tinh thể Cu2O có kích thước tương ứng. Cấu trúc lõi/vỏ CuO/Ag được sử dụng làm đế SERS để phát hiện MB có nồng độ thấp. Giới hạn phát hiện của đế SERS đã chế tạo đạt đến mức rất thấp 10-10 M.

Đã so sánh kết quả thực nghiệm với một số mô hình lý thuyết nhằm làm sáng tỏ hiện tượng vật lý xảy ra trong các vật liệu nano thu được.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Các mẫu chế tạo được có khả năng ứng dụng chế tạo cảm biến nhận biết các chất độc có nồng độ thấp trên cơ sở hiệu ứng Raman tăng cường bề mặt.

Ứng dụng trong xử lý môi trường.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục hoàn thiện các nghiên cứu nhằm nâng cao khả năng phát hiện xanh methylene ở nồng độ thấp hơn bằng cách ủ nhiệt hoặc cấu trúc composite nhiều cấu trúc nano kim loại. Mở rộng đối tượng nghiên cứu, định hướng để phát hiện dư lượng kháng sinh trong môi trường nước.

Nghiên cứu một cách hệ thống khả năng phân hủy xanh methylene của các dạng thù hình khác nhau của Cu2O, cấu trúc composite kim loại bán dẫn. Mở rộng đối tượng nghiên cứu, không chỉ dừng lại ở vật liệu Cu2O mà có thể bổ sung các đối tượng bán dẫn khác. Hướng đến phân hủy dư lượng kháng sinh trong môi trường chăn nuôi thủy hải sản.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

Sái Công Doanh, Ngạc An Bang (2015), “chế tạo và nghiên cứu tính chất vật liệu Au/Cu2O”, Hội nghị Vật lý Chất rắn và Khoa học Vật liệu Toàn quốc.

Sai Cong Doanh and Ngac An Bang (2016), “Synthesis and Characterization of Au-Cu2O Core-Shell Nanoparticles”, International Symposium on Frontiers in Materials Science.

Sai Cong Doanh, Pham Nguyen Hai, Ngac An Bang (2017), “Synthesis and Optical Properties of Cu2O and Au-Cu2O Core-shell Particles”, VNU Journal of Science: Mathematics – Physics 33(4), pp. 73-79.

Cong Doanh Sai, An Bang Ngac (2018), “Effect of core-shell structure on optical properties of Au-Cu2O nanoparticles”, Physica B: Condensed Matter 532, pp. 216-220.

Thi Ha Tran, Manh Hong Nguyen, Thi Huyen Trang Nguyen, Vu Phuong Thao Dao, Phuong Mai Nguyen, Viet Tuyen Nguyen, Nguyen Hai Pham, Van Vu Le, Cong Doanh Sai, Quang Hoa Nguyen, Trong Tam Nguyen, Khac Hieu Ho, Quoc Khoa Doan (2019), “Effect of annealing temperature on morphology and structure of CuO nanowires grown by thermal oxidation method”, Journal of Crystal Growth Volume 505, pp. 33-37.

Cong Doanh Sai, Vu Phuong Thao Dao, Viet Tuyen Nguyen, An Bang Ngac, and Nguyen Hai Pham (2019), Gold nanoparticles decorated CuO nanorods: a novel, ultra-sensitive and uniform surface-enhanced Raman scattering substrate, Joint 5th International Symposium on Frontiers in Materials Science and 3rd International Symposium on Nanomaterials, Technology and Applications.

Thi Ha Tran, Manh Hong Nguyen, Thi Huyen Trang Nguyen, Vu Phuong Thao Dao, Quang Hoa Nguyen, Cong Doanh Sai, Nguyen Hai Pham, Thanh Cong Bach, An Bang Ngac, Trong Tam Nguyen, Khac Hieu Ho, Hyeonsik Cheong, Viet Tuyen Nguyen (2020), “Facile fabrication of sensitive surface enhanced Raman scattering substrate based on CuO/Ag core/shell nanowires”, Applied Surface Science, 509, pp. 145325.

 VNU Media - VNU-HUS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ