TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 11:04:12 Ngày 02/11/2022 GMT+7
Thông tin LATS của Nguyễn Minh Nguyệt
Tên đề tài: Vấn đề quản trị nước ở khu tưới Đức Hòa, tỉnh Long An (tên luận án chính thức đề nghị bảo vệ cấp nhà nước)

1. Họ và tên: Nguyễn Minh Nguyệt                                 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 25/03/1983                                                4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017/QĐ-XHNV ngày 13/7/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Trong quá trình đào tạo, có một số điều chỉnh về tên đề tài và người hướng dẫn như sau:

- Quyết định số 1205/QĐ-XHNV-ĐT ngày 11/6/2021 về việc điều chỉnh đề tài và bổ sung cán bộ hướng dẫn luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh

- Quyết định số 1695/QĐ-XHNV-ĐT ngày 11/8/2021 về việc kéo dài thời gian học tập của nghiên cứu sinh từ 14/7/2021 đến 13/7/2022

7. Tên đề tài luận án: Vấn đề quản trị nước ở khu tưới Đức Hòa, tỉnh Long An (tên luận án chính thức đề nghị bảo vệ cấp nhà nước).

8. Chuyên ngành: Nhân học                                           9. Mã số: 62 31 03 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Chính, PGS.TS. Tessier Olivier  

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề quản trị nguồn nước thủy lợi qua trường hợp khu tưới Đức Hòa, tỉnh Long An. Trên cơ sở vận dụng phương pháp liên ngành và điền dã dân tộc học, luận án phân tích các nhóm tác nhân liên quan đến việc triển khai mô hình quản trị tưới có sự tham gia tại khu tưới Đức Hòa. Từ việc tìm hiểu cách thức triển khai mô hình quản trị nước trên địa bàn khu tưới và phản hồi của các bên có liên quan đến quá trình thiết lập mô hình quản trị nước, luận án đã chỉ ra cách thức mà nguồn nước từ hệ thống kênh thủy lợi và mô hình quản lý của nó đã tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương. Dưới đây là một số phát hiện chính của nghiên cứu: 

Thứ nhất, luận án đã cung cấp một cách chi tiết và hệ thống về các hình thức sử dụng nguồn nước tưới trên địa bàn nghiên cứu thuộc khu tưới Đức Hòa, tỉnh Long An, đặt trong bối cảnh nguồn nước mới, mô hình quản trị mới, trước những tác động sâu sắc của các tác động từ hiện tượng biến đổi khí hậu.

Thứ hai, phát hiện của luận án đã góp phần củng cố quan điểm cho rằng để phân tích một mô hình quản trị nước, chỉ xem xét các yếu tố kỹ thuật là chưa đủ mà phải đặt nó vào trong bối cảnh lịch sử, văn hóa và xã hội cụ thể của địa phương nơi có dự án. Mỗi người dùng nước không phải là một cá thể riêng lẻ mà họ sống và chịu tác động của nền tảng văn hóa, truyền thống, tri thức chung của cộng đồng đó. Do đó, nghiên cứu phản hồi của người dùng nước không thể không xem xét phản hồi của họ trong bối cảnh văn hóa, chính trị và xã hội tại địa phương nơi họ sinh sống. 

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu quá trình vận dụng mô hình quản lý tưới có sự tham gia (Participatory Irrigation Management - PIM) tại khu tưới Đức Hòa, luận án đã chỉ ra sự khác biệt trong cách hiểu và thực hành mô hình PIM giữa các nhà cung cấp vốn quốc tế và nhà nước Việt Nam. Các nhà quản lý Việt Nam có xu hướng hiểu PIM đơn giản chỉ là việc nhà nước huy động sự tham gia góp ý của người dân vào dự án trong khi các tác nhân quốc tế lại xem PIM như một sản phẩm của mô hình quản trị dân sự từ cơ sở như vẫn được hiểu ở những thể chế xã hội dân chủ khác. Nhận xét này góp phần chỉ ra rằng thể chế chính trị có ảnh hưởng lớn đến mô hình quản trị tài nguyên, bao gồm tài nguyên nước.

Thứ tư, để tạo ra sự tham gia thực sự của người dân địa phương vào một mô hình quản trị nguồn nước mới thì phải có những cơ chế trao quyền thực sự cho sự tham gia, tức là dự án phải cho người dân cơ hội cải thiện dần năng lực của mình, đáp ứng được yêu cầu của quá trình quản lý nguồn nước thông qua các khóa tập huấn thực sự. Mô hình quản có sự tham gia là một chế độ quản trị mới, đòi hỏi cần phải có thời gian và lộ trình để cộng đồng địa phương thích nghi với những yếu tố mới chứ không thể chỉ là những mục tiêu cần đạt được trong một thời gian có giới hạn để hoàn thành dự án. 

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu mô hình quản trị nước của khu tưới Đức Hòa giúp hiểu rõ hơn quá trình thương thảo để đi đến một mô hình quản trị thích hợp, mặt khác, giúp nâng cao nhận thức của các bên tham gia và quá trình thích ứng với mô hình quản trị hiệu quả trên cơ sở sử dụng tri thức sẵn có và tri thức mới một cách hài hòa.

Đối với khu tưới Đức Hòa, việc tìm hiểu, nhận diện và phân tích những tương tác giữa các bên liên quan trong quá trình xây dựng, vận hành và nâng cao giá trị của hệ thống thủy lợi cung cấp những nhận thức mới cho ban quản lý khu tưới và giúp các cấp chính quyền tại địa bàn tỉnh Long An tiếp nhận những phản hồi từ thực tế, tháo gỡ và giải quyết những thách thức của công tác quản trị thủy lợi, từ đó tạo điều kiện cho khu tưới vận hành theo như kì vọng mà dự án đã đặt ra, đồng thời rút tỉa những bài học vận dụng cho các dự án thủy lợi khác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước nói chung.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Từ kết quả nghiên cứu sâu mô hình quản trị ở khu tưới Đức Hòa, luận án cũng gợi ra một số vấn đề quan trọng cần tiếp tục nghiên cứu. Đó là các vấn đề liên quan giữa hệ thống cung cấp nước tưới và thị trường nông sản, giá trị đất đai và đô thị hóa.

Trước hết, cần nghiên cứu sâu hơn về những nguy cơ đối với sự ổn định tài nguyên đất đai cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh việc phát triển các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại dịch vụ thì các địa phương cũng cần có các chính sách chặt chẽ hơn trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để bảo vệ diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp bởi Việt Nam.

Thứ hai, nghiên cứu tác động của hệ thống thủy lợi đến quá trình phát triển bền vững và hài hòa giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, nhằm giải quyết nhu cầu lương thực của người dân mà còn góp phần vào cân bằng hệ sinh thái và môi trường tự nhiên.

Thứ ba, ổn định cung cấp nước cũng tác động đến giá trị của đất nông nghiệp, và sự hình thành các trung tâm công-nông nghiệp, dịch vụ và khu dân cư đô thị, dẫn đến tính di động của dân cư địa phương, trước hết là làm sóng xuất cư và nhập cư vào khu vực.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian)

- Nguyễn Minh Nguyệt (2020), “Quản trị nước ở Đồng bằng Sông Cửu Long qua trường hợp khu tưới Đức Hòa, Long An: Tiếp cận lý thuyết”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn Tập 6 (2b), tr. 262-274, ISSN 2354-1172.

- Nguyen Minh Nguyet (2020), "Water Governance Issues in Duc Hoa Perimeter of Phuoc Hoa Water Resources Project", Collaboration in Water Resources Management in Vietnam and South - East Asia, Nomos, Baden-Baden, pp. 155-184, ISBN 978-8487-6772-4. 

- Nguyễn Minh Nguyệt (2022), " Hệ thống kênh đào ở Long An từ nhà Nguyễn đến cuối thế kỷ XX", Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7 (3b), tr. 413-426, ISSN 2354-1172.

- Tessier Olivier & Nguyễn Minh Nguyệt (2022), "Sự sai lệch giữa khung lý thuyết về sự can thiệp của dự án và thực tế quan sát: Trường hợp dự án Phước Hòa", Tạp chí Dân tộc học, (1), tr. 48-59, ISSN 0866-7632.

- Nguyen Minh Nguyet (2022), “Long An in the context of climate change in the Mekong delta”, Bulletin of Science and Education, (126). P.1. 2022, pp. 106-112, DOI: 10.24411/2312-8089-2022-10615, ISSN 2312-8089.

 VNU Media - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ