TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 16:20:54 Ngày 20/12/2022 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Hạnh
Tên đề tài: Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Hạnh                                       2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 27/01/1983                                                4.  Nơi sinh: Sơn La

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 1745/2017/QĐ-XHNV, ngày 13 tháng 7 năm 2017.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận án: Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

8. Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học                                9. Mã số: 62 31 02 04

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Đỗ Quang Hưng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án đã hệ thống và làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thứ nhất, sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thứ hai, chủ thể giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thứ ba, nội dung giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thứ tư, hình thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thứ năm, biện pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, luận án phân tích những giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trên nền tảng cơ sở lý luận, luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh và đưa ra những vấn đề bất cập: Nguồn ngân sách hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội còn nhiều hạn chế; các chương trình, dự án bảo tồn văn hóa các dân tộc tại Sơn La chưa được thực hiện đồng bộ; tình hình an ninh quốc phòng một số địa phương trong tỉnh còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; đội ngũ cán bộ văn hóa còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; nhiều giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một, biến đổi,…. Từ đó, luận án nêu rõ định hướng và các nhóm giải pháp cụ thể về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Các nhóm giải pháp bao gồm: Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế chính sách. Thứ hai, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể tham gia. Thứ ba, đa dạng hóa hình thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La. Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách. Thứ năm, liên kết vùng. Trong hệ thống những nhóm giải pháp trên đây, nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách là quan trọng nhất và có tính chất quyết định tới sự thành công của công tác giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Bước đầu cung cấp những cơ sở lý luận, thực tiễn cho Đảng bộ tỉnh Sơn La trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa để các cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng và hoạch định chính sách giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho phù hợp với thực tiễn ở tỉnh Sơn La hiện nay.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trên những phương diện khác.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Nguyễn Thị Hạnh (2017), “Một số đặc trưng văn hóa của người Thái Trắng ở bản Dọi, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”, Hội nghị Quốc gia về Thái học Việt Nam lần thứ VIII, Nghệ An, mã số 978-604-733499-3, Nxb Thế giới, tr. 290-298.

2. Nguyễn Thị Hạnh (2018), “Education of cultural values for the young of Thai ethnic minority in Sonla province”, Hội thảo quốc tế: Teacher education in the context of introdustrial revolution 4.0, Thai Nguyen University publishing house, ISBN: 978-604-915-759-2, tr. 479 - 489. 

3. Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Thị Hạnh (2018), “Ý nghĩa nhân văn trong lời kêu gọi thi đua ái quốc của chủ tịch Hồ Chí Minh”, Hội thảo quốc gia: Lời kêu gọi thi đua ái quốc của chủ tịch Hồ Chí Minh, giá trị lý luận và thực tiễn đối với phong trào thi đua yêu nước hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, mã số ISBN 978-604-692-090-4, tr. 272 - 278.

4. Nguyễn Thị Hạnh, Phan Văn Ha (2019), “Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng Tây Bắc”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 60 năm Bác Hồ lên thăm Tây Bắc, tháng 5, Nxb Đại học Huế, tr. 117-124. 

5. Nguyễn Thị Hạnh (2019), “Những biến đổi trong việc bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống của dân tộc Thái vùng ven sông Đà tỉnh Sơn La”, Hội thảo quốc tế: Văn hóa sông nước ở Đông Nam Á – Bảo tồn và phát triển, Cần Thơ, tháng 10, Nxb Đại học Cần Thơ, mã số ISBN 978-604-965-258-5, tr. 120-129.

6. Nguyễn Thị Hạnh (2019), “Những bất cập trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La”, Tạp chí dân tộc học (2), tr. 68-75.

7. Nguyễn Thị Hạnh, Quảng Văn Kiểm (2019), “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại bản Dọi, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”, Tạp chí nghiên cứu dân tộc (8), tr. 131-136.

8.  Nguyễn Thị Hạnh, Đinh Thị Hoài (2019), “Hạn khuống-nét đẹp văn hóa truyền thống của nhóm Thái đen dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La”, Tạp chí Văn hóa học (1), tr. 71-74.

9. Nguyễn Thị Hạnh (2020), “Người Hmông bản Lao Khô giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết”, Tạp chí dân tộc (8), tr. 22-25.   

10.  Nguyễn Thị Hạnh (2021), “Impacts of the COVID-19 pandemic on Son La tourism, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế TED 2021”, Nxb Thông tin và truyền thông, Đà Lạt, mã số ISBN 978-604-80-5756-5, tr. 512-516.

11. Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Hoàng Linh (2022), Research on strategy for building typical models of green tourism development in Moc Chau national tuorism area, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Văn hóa, giáo dục và du lịch với phát triển kinh tế, Nxb Tài chính, Phan Thiết, mã số ISBN 978-604-79-3291-7, tr. 325-333.

 VNU Media - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ