TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin các đơn vị 23:49:50 Ngày 06/11/2021 GMT+7
Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045: Lý luận và thực tiễn
Đây là chủ đề của hội thảo khoa học do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Khoa Luật, ĐHQGHN tổ chức sáng ngày 5/11/2021.

Hội thảo được tổ chức bằng hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của 500 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học từ nhiều đơn vị đào tạo, nghiên cứu và thực thi pháp luật.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ nhiệm Khoa Luật Nguyễn Thị Quế Anh cho biết, nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tại Văn kiện của Đảng đã xác định nhiệm vụ xây dựng Chiến lược phát triển pháp luật và cải cách tư pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng 2045. Để thực hiện nội dung đặc biệt quan trọng này, cần huy động được sức mạnh, tâm huyết và trí tuệ của đội ngũ trí thức, chuyên gia luật học hàng đầu của đất nước.

Chủ nhiệm Khoa Nguyễn Thị Quế Anh bày tỏ mong muốn, trên cơ sở những kết quả của hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học có thể đưa ra những khuyến nghị giúp Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 thật sự phù hợp, hiện đại, tiến bộ và đáp ứng được kỳ vọng cũng như yêu cầu, bối cảnh thời đại, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Hội thảo diễn ra với các chuyên đề: Chiến lược phát triển lý luận nhà nước, pháp luật Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045; Chiến lược phát triển luật công của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045; Chiến lược phát triển luật tư của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Các ý kiến trao đổi, thảo luận tại hội thảo đều cho rằng, cần xây dựng liên kết giữa lý luận và thực tiễn, luật công và luật tư, người nghiên cứu và người làm thực tiễn. Từ những vấn đề lý thuyết pháp luật chung đến các khía cạnh xây dựng chiến lược phát triển pháp luật. Hội thảo đã phần nào giải quyết được các yêu cầu của Nghị quyết Đại hội XIII, đưa các nội dung của Nghị quyết vào cuộc sống.

>>> Các tin tức liên quan:

- Khoa Luật tiếp và làm việc với Trường Đại học Thái Bình và Trường Đào tạo cán bộ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

- Khoa Luật phối hợp với Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã (WCS) tổ chức Khóa tập huấn “Khung pháp lý hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm về động vật hoang dã và các tội phạm xuyên quốc gia khác”

- Khoa Luật và Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên làm việc và ký kết Thỏa thuận hợp tác

- Chuyển đổi số trong đào tạo, nghiên cứu khoa học của Khoa Luật, ĐHQGHN

- Hội thảo quốc tế: Truyền thống và hiện đại hóa pháp luật và chính trị ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam

 Song Minh - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ