TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 09:34:33 Ngày 03/04/2024 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Lê Minh Hiệp
Tên đề tài: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngôn ngữ Anh ở các trường đại học ngoại ngữ tiếp cận bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN-QA

1. Họ và tên: Lê Minh Hiệp                                             2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 29/5/1986                                                 4. Nơi sinh: Hà Nam

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1039/QĐ-ĐHGD, ngày 05 tháng 11 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

*/ Thay đổi tên đề tài thành: “Phát triển chương trình đào tạo ở các trường đại học ngoại ngữ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của AUN-QA”, tại Quyết định số 126/QĐ-ĐHGD ngày 07/02/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.

*/ Thay đổi tên đề tài thành: “Phát triển chương trình đào tạo ở các trường đại học ngoại ngữ đáp ứng tiêu chuẩn của AUN-QA”, tại Quyết định số 2067/QĐ-ĐHGD ngày 14/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.

*/ Thay đổi tên đề tài thành: “Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngôn ngữ Anh tại các trường đại học ngoại ngữ tiếp cận bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN-QA”, tại Quyết định số 1863/QĐ-ĐHGD ngày 14/10/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.

*/ Quyết định kéo dài thời gian học tập: Quyết định số 3003/QĐ-ĐHGD ngày 16/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.

*/ Quyết định quay trở lại để bảo vệ luận án: Quyết định số 1060/QĐ-ĐHGD ngày 30/6/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.

7. Tên đề tài luận án: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngôn ngữ Anh ở các trường đại học ngoại ngữ tiếp cận bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN-QA.

8. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục                                9. Mã số: 9 14 01 14

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Văn Minh, PGS.TS. Nguyễn Quang Giao

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Về mặt lý luận: Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngôn ngữ Anh tại các trường đại học ngoại ngữ tiếp cận bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN - QA. Đề xuất các nội dung cốt lõi phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngôn ngữ Anh tại các trường đại học ngoại ngữ ở Việt Nam tiếp cận bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN - QA.

Về mặt thực tiễn: Đánh giá được thực trạng các chương trình đào tạo (CTĐT) và phát triển CTĐT cử nhân ngôn ngữ Anh tại các trường đại học ngoại ngữ ở Việt Nam từ trước đến nay, đưa ra một số biện pháp về phát triển CTĐT cử nhân ngôn ngữ Anh trong các trường đại học ngoại ngữ Việt Nam, thử nghiệm một biện pháp phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngôn ngữ Anh tại các trường đại học ngoại ngữ tiếp cận bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN - QA giúp các trường có cái nhìn tổng quát về phát triển CTĐT cử nhân ngôn ngữ Anh tiếp cận bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN - QA, một trong nhiều tham chiếu quan trọng hiện nay đối với các trường đại học Việt Nam.

Đề xuất được 05 biện pháp phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngôn ngữ Anh tại các trường đại học ngoại ngữ tiếp cận bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN – QA góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành cử nhân ngôn ngữ Anh tại các trường đại học ngoại ngữ và các trường đại học có CTĐT cử nhân ngôn ngữ Anh. Các biện pháp được đề xuất là hợp lý, khẳng định tính cấp thiết và khả thi khi áp dụng vào phát triển CTĐT cử nhân ngôn ngữ Anh ở các trường đại học ngoại ngữ tiếp cận bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN-QA, như sau:

i) Biện pháp 1: Phân tích nhu cầu, xác định mục tiêu chuẩn đẩu ra CTĐT cử nhân ngôn ngữ Anh ở các trường đại học ngoại ngữ tiếp cận bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN - QA phù hợp với thực tiễn.

ii) Biện pháp 2: Tổ chức thiết kế, xây dựng CTĐT cử nhân ngôn ngữ Anh tiếp cận bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN – QA.

iii) Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực thi CTĐT cử nhân ngôn ngữ Anh ở các trường đại học ngoại ngữ tiếp cận bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN – QA.

iv) Biện pháp 4: Lựa chọn, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ biên soạn, phát triển CTĐT cử nhân ngôn ngữ Anh có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất.

v) Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá và điều chỉnh CTĐT cử nhân ngôn ngữ Anh ở các trường đại học ngoại ngữ tiếp cận bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN – QA.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, nghiên cứu sinh đã tiến hành thử nghiệm biện pháp thứ 04. Kết quả thử nghiệm bước đầu đã khẳng định mức độ cấp thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của biện pháp này trong phát triển CTĐT cử nhân ngôn ngữ Anh ở các trường đại học ngoại ngữ tiếp cận bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN-QA.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)

Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu lý luận của luận án góp phần bổ sung thêm một số vấn đề về phát triển CTĐT, phát triển CTĐT cử nhân ngôn ngữ Anh ở các trường đại học ngoại ngữ tiếp cận bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN-QA trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo vào khoa học quản lý giáo dục.

Ý nghĩa thực tiến: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác quản lý phát triển CTĐT, phát triển CTĐT cử nhân ngôn ngữ Anh ở các trường đại học ngoại ngữ và các trường đại học có đào tạo ngoại ngữ.

Các biện pháp được đề xuất trong luận án có thể được vận dụng trong thực tiễn quản lý phát triển CTĐT, phát triển CTĐT cử nhân ngôn ngữ Anh ở các trường đại học ngoại ngữ và các trường đại học có đào tạo ngoại ngữ.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

 1) Lê Minh Hiệp, “Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (Số 131, năm 2016), tr 93-96.

 2) Lê Minh Hiệp, “Developing Curriculum of Bachelor at University of Foreign Language Studies in Vietnam”, Internationnal Journal of Science and Research (Vol.5 Issue 6, 2016), tr 2605-2609.

 3) Lê Minh Hiệp, “Một số biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng tiếp cận đảm bảo chất lượng của AUN-QA”, Tạp chí Giáo dục (Số đặc biệt kỳ I tháng 7, năm 2016), tr 60-62.

 4) Lê Minh Hiệp, “Thực trạng phát triển chương trình đào tạo ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của AUN-QA”, Tạp chí Giáo dục (Số 435, kì I, 8/2018), tr 13-18.

 5) Nguyễn Quang Giao, Huỳnh Ngọc Thành, Lê Minh Hiệp, “Factors Affecting Scientific and Technological Activities: A Case of Universities in Vietnam”, Journal of Entrepreneurship Education (Vol 23, Issue 3, 2020), tr 01-11.

 VNU Media - VNU - UEd
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ