Tin tức  Thông báo  Sau đại học 01:11:42 Ngày 30/04/2024 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Hữu Ước
Tên đề tài: Quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam

1. Họ và tên: Nguyễn Hữu Ước                                      2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 10/10/1969                                                4. Nơi sinh: Hưng Yên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 2788/QĐ- ĐHQGHN ngày 16/09/2016 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định kéo dài thời gian học tập số: 183/QĐ-ĐHQGHN, ngày 20/01/2020 và 300/QĐ-ĐHQGHN ngày 05/02/2021 của Giám đốc ĐHQGHN. Quyết định trả về địa phương số 994/QĐ-KL ngày 16/09/2021 của Chủ nhiệm Khoa Luật (nay là Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, ĐHQGHN).

7. Tên đề tài luận án: Quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam.

8. Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

9. Mã số: 9380101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Chu Hồng Thanh, PGS.TS. Đặng Minh Tuấn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Thứ nhất, Luận án đã nghiên cứu tổng quan của các tác giả trong và ngoài nước về Đề tài Quản lý LS&HNLS ở Việt Nam, làm rõ các nội dung, vấn đề đã được các giả quan tâm, nghiên cứu, đó là quản lý nhà nước về LS&HNLS, tự quản của tổ chức luật sư, các khó khăn vướng mắc trong quản lý LS&HNLS, kỷ luật luật sư, các mô hình quản lý LS&HNLS. Các vấn đề chưa được đề cập cần được tiếp tục nghiên cứu, giải quyết đó là sự cần thiết và xác định phạm vi quản lý nhà nước về LS&HNLS; Nguyên tắc tự quản và phạm vi quản lý của Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, trả lời được các câu hỏi về lý luận và thực tiễn quản lý LS&HNLS đang đặt ra một cách cấp thiết, đòi hỏi phải tháo gỡ để tạo cơ chế cho sự phát triển của nghề luật sư trong giai đoạn mới của đất nước. Đó là thể chế và hoàn thiện thể chế quản lý LS & HNLS ở Việt Nam và xây dựng nguyên tắc tự quản của tổ chức luật sư ở Việt Nam theo nguyên tắc pháp quyền và chuẩn mực quốc tế.

Thứ hai, Bằng các luận cứ khoa học, xuất phát từ đặc thù và thực tiễn quản lý LS&HNLS tác giả đã đưa ra được và hoàn thiện các khái niệm khoa học pháp lý về luật sư; hành nghề luật sư; quản lý LS & HNLS; thể chế quản lý về LS & HNLS, xác định và xây dựng khung lý luận quản lý LS&HNLS, bao gồm: thể chế quản lý, nội dung quản lý và nguyên tắc quản lý, sự tác động của các quy luật trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, sự tác động của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN đối với hoạt động quản lý LS&HNLS để nghiên cứu, đánh giá về nội dung đề tài luận án. Tác giả đã phân tích các Nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư năm 1990 của Liên Hợp Quốc, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đề xuất. Đồng thời Luận án đã nghiên cứu các mô hình quản lý LS&HNLS điển hình trên thế giới, trên cơ sở phân tích các ưu điểm, hạn chế của từng mô hình, làm rõ được nhu cầu đổi mới và đề xuất mô hình quản lý LS & HNLS phù hợp với Việt Nam.

Thứ ba, luận án khái quát và phân tích tương đối toàn diện về thực trạng pháp luật về LS&HNLS, thực trạng thực hiện pháp luật quản lý LS & HNLS ở Việt nam trong giai đoạn đổi mới của đất nước, luận án chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế, bất cập trong hoạt động quản lý LS & HNLS hiện nay và những khó khăn, vướng mắc trong quản lý LS & HNLS đồng thời chỉ ra các nguyên nhân của các khó khăn, vướng mắc, bất cập.

Thứ tư, trên cơ sở giải đáp những vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, luận án đã xây dựng được quan điểm đổi mới hoạt động quản lý luật sư và hành nghề luật sư; hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước, thể chế tự quản đối với LS & HNLS theo hướng đề cao hoạt động tự quản của tổ chức luật sư, xây dựng chế độ tự quản luật sư thành nguyên tắc độc lập và xác định là giải pháp đổi mới quản lý LS & HNLS ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam theo những nguyên tắc pháp quyền. Đồng thời, Luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện thể chế, pháp luật về quản lý LS & HNLS, đáp ứng nhu cầu phát triển nghề luật sư ở Việt Nam và xác định đúng vị trí pháp lý và vai trò đúng đắn của luật sư trong hệ thống tư pháp, hành chính – tư pháp để luật sư Việt Nam hành nghề trong hành lang pháp lý an toàn, thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và vai trò đúng đắn của mình.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện các vấn đề quản lý LS & HNLS theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn cung cấp cho các nhà nghiên cứu, các nhà lập pháp trong việc soạn thảo, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về LS&HNLS. Là công trình khoa học về quản lý LS & HNLS, góp phần giải quyết các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn hành nghề luật sư đang đặt ra ở Việt Nam hiện nay, đồng thời phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo pháp luật, đào tạo nghề luật sư tại Việt Nam.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Những yếu tố đảm bảo thực hiện nguyên tắc tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư ở Việt Nam; Xây dựng Hội đồng tuyển chọn tư pháp Quốc gia ở Việt Nam.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

1. Nguyễn Hữu Ước, Nguyễn Văn Huyên (2010), “Nghiên cứu một số quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề tuyển chọn cán bộ Tư pháp”, Tạp chí Nghề luật, (3), tr. 3-7 và (5), tr. 3-7.

2. Nguyễn Hữu Ước (2010), Sổ tay đào tạo Tập 2 Hướng dẫn giảng dậy và học tập các môn học của Khoa đào tạo luật sư, Nxb Tư pháp, tr. 15-66.

3. Nguyễn Hữu Ước (2011), “Một số ý kiến về việc sửa đổi bổ sung một số điều Luật Luật sư 2006”, Tạp chí Nghề luật, (8), tr. 41-45.

4. Nguyễn Hữu Ước (2011), Chương 6, Hình phạt và Quyết định hình phạt, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Học viện Tư pháp Nxb, Hà Nội, tr. 235 -289.

5. Nguyễn Hữu Ước –Nguyễn Văn Điệp (2014), Giáo trình Luật sư và Nghề Luật sư, Học viện Tư pháp - Đồng Chủ biên. Tái bản lần 1 năm 2018, có sửa đổi, bổ sung, Tái bản lần 2 năm 2020.

6. Nguyễn Hữu Ước, Trương Nhật Quang và Lê Hoàng Nam (2019), Sổ tay Luật sư, Tập I, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 84 -101.

7. Nguyễn Hữu Ước, Chu Hồng Thanh (2023), “Hoàn thiện thể chế quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam”, Tạp chí Nghề luật, (Chuyên đề), tháng 7, tr. 60-68.

8.Nguyễn Hữu Ước (2023), “Hoàn thiện thể chế quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, tháng 8, tr. 15-20.

9. Nguyen Huu Uoc, PhD. Student, Vietnam National University, Hanoi – University of Law (2023), Asso. Professor DANG Minh Tuan, Vietnam National University, Hanoi – University of Law Master. “MANAGEMENT OF LAWYERS AND THEIR PRACTICES IN THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM”, 2023; Lex Humana, v. 15, n.2, 2023, ISSN 2175-0947© Universidade Católica de Petrópolis, Rio de Janeiro, Brasil. Received: 10 Fev 2023 Accepted: 20 May2023 Published: 03 Jun 2023; Vista do GESTÃO DO ADVOGADO E DA PRÁTICA | Lex Humana (ISSN 2175-0947) (ucp.br)

 VNU Media - VNU - UL
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 388 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC