TIN TỨC & SỰ KIỆN
ĐHQGHN và ĐH Hạ Môn (Trung Quốc) ký kết hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu
Ngày 29/3/2024, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân và Giám đốc ĐH Hạ Môn (Trung Quốc) Trương Tông Ích đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai bên.

Tham dự lễ ký kết, về phía Trung Quốc có ông Trịnh Đại Vĩ, Tham tán Giáo dục, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam; ông Vương Đình Quán, Bí thư thứ nhất, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam; đại diện các đơn vị của ĐH Hạ Môn.

Về phía ĐHQGHN có Phó Giám đốc Nguyễn Hoàng Hải; đại diện lãnh đạo Văn phòng, các ban chức năng và các đơn vị thành viên, trực thuộc.

Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân và Giám đốc ĐH Hạ Môn (Trung Quốc) Trương Tông Ích đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai bên

ĐHQGHN đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác với các đối tác Trung Quốc trong tất cả các hoạt động liên quan tới đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Hoạt động hợp tác với các trường đại học và viện nghiên cứu bao trùm tất cả các đơn vị thành viên và trực thuộc của ĐHQGHN. ĐHQGHN đã thiết lập quan hệ đối tác với gần 30 trường ĐH hàng đầu của Trung Quốc như: Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Chính pháp Trung Quốc, Trường Sư phạm và Kỹ Thuật Quảng Tây…

Hiện nay, số lượng sinh viên Trung Quốc đang theo học tại các đơn vị trong ĐHQGHN là gần 600, trong đó tập trung nhiều tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (gần 400 sinh viên), Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (100 sinh viên) và Trường ĐH Ngoại ngữ (gần 70 sinh viên). Hình thức học tập chính là đào tạo ngắn hạn (chiếm gần 50%), đào tạo chính quy, lấy bằng của ĐHQGHN là gần 100 sinh viên, phần còn lại là tham gia các chương trình giao lưu văn hóa và thực tập nghiên cứu sinh.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Lê Quân chia sẻ, tăng cường quốc tế hóa là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển của ĐHQGHN. Do đó, ĐHQGHN mong muốn phát triển hợp tác với các trường đại học, doanh nghiệp hàng đầu thế giới, trong đó có các đối tác Trung Quốc. Ông cũng nhấn mạnh, trong bối cảnh Trung Quốc và Việt Nam đang thúc đẩy quan hệ hợp tác ngày càng thực chất, hiệu quả thì ĐHQGHN và ĐH Hạ Môn sẽ ngày càng có nhiều cơ hội trao đổi, hợp tác để phát huy vai trò và vị thế là các đại học hàng đầu mỗi quốc gia.

Giám đốc Lê Quân đề nghị, trong thời gian tới, ngoài phát triển các hoạt động hợp tác về đào tạo và nghiên cứu các ngành truyền thống, giao lưu văn hóa, hai đại học sẽ tập trung vào một số lĩnh vực khác như y tế (Trung y) và các ngành công nghệ tiên tiến. Ông bày tỏ mong muốn bên cạnh hợp tác về trao đổi sinh viên, hai bên sẽ đồng tổ chức các hội thảo khoa học, chia sẻ kinh nghiệm về kết nối doanh nghiệp, thu hút các nguồn lực cho phát triển, hội nhập quốc tế cũng như triển khai hợp tác trao đổi cán bộ và nhà khoa học.

Trân trọng cảm ơn GS. Lê Quân đã dành thời gian tiếp đoàn, trao đổi tại buổi làm việc, GS. Trương Tông Ích bày tỏ sự ấn tượng trước cơ sở mới của ĐHQGHN tại Hòa Lạc, đồng thời bày tỏ mong muốn hai đại học sẽ xây dựng quan hệ đối tác lâu dài trong thời gian tới. Ông nhất trí với những đề xuất hợp tác từ ĐHQGHN và kỳ vọng mối quan hệ hợp tác không chỉ mang lại lợi ích cho mỗi đại học mà còn góp phần vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hai quốc gia.

Biên bản thoả thuận hợp tác giữa ĐHQGHN và ĐH Hạ Môn sẽ góp phần tăng cường hợp tác, giao lưu trong lĩnh vực giáo dục, trao đổi học thuật, trao đổi cán bộ, giảng viên, sinh viên giữa hai đại học. Trong thời gian tới, hai bên sẽ xúc tiến tiềm năng thành lập trung tâm giao lưu văn hoá giữa ĐHQGHN và ĐH Hạ Môn, hợp tác trong các ngành trọng điểm về Đông Nam Á học. Đồng thời, hai bên sẽ mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực thế mạnh, đặc biệt là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, các chương trình hợp tác trong khuôn khổ chương trình hợp tác nghị định thư giữa Việt Nam và Trung Quốc. Lãnh đạo ĐHQGHN và ĐH Hạ Môn tin tưởng rằng việc thiết lập hợp tác cũng sẽ tạo cơ hội để hai bên chia sẻ kinh nghiệm về chiến lược chiến lược quốc tế hoá, chiến lược thu hút nguồn lực, đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học đạt trình độ tiên tiến.

Đại học Hạ Môn (Xiamen University - XMU), được thành lập vào năm 1921 bởi nhà lãnh đạo Hoa kiều yêu nước nổi tiếng, ông Trần Gia Canh (Tan Kah Kee). Đây là trường đại học đầu tiên được thành lập bởi một Hoa kiều trong lịch sử giáo dục hiện đại của Trung Quốc. Hiện nay, ĐH Hạ Môn đang đứng thứ 392 các trường ĐH hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng QS World University Rankings. ĐH Hạ Môn có tổng số hơn 45.000 người học, trong đó có hơn 21.000 sinh viên, 19.000 học viên cao học và 5.000 nghiên cứu sinh.

Giám đốc ĐH Hạ Môn, GS. TS. Trương Tông Ích hiện là thành viên của Ủy ban Văn bằng Học thuật của Quốc vụ viện, thành viên Ủy ban Giám sát Giáo dục MBA quốc gia, Phó Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Giảng dạy Kinh tế thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc. Mối quan tâm nghiên cứu của ông bao gồm nền kinh tế chuyển đổi và sự tăng trưởng của nó; đổi mới và quản lý công nghệ; quản lý rủi ro tài chính; kinh tế năng lượng và quản lý.

Các tin liên quan:

- Phu nhân Chủ tịch nước Việt Nam Phan Thị Thanh Tâm và Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc GS. Bành Lệ Viên thăm và giao lưu với sinh viên ĐHQGHN

ĐHQGHN và ĐH Thanh Hoa: Hướng tới xây dựng quan hệ đối tác lâu dài, bền vững

- Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa Giang Trạch Dân thăm và phát biểu tại ĐHQGHN

- Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường tới thăm và giao lưu với cán bộ và sinh viên trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

- Vai trò của giáo dục đại học đối với tăng trưởng xanh

 Sinh Vũ, Ảnh: Quốc Toản - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ