TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 09:13:26 Ngày 21/03/2024 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Lê Lan Phương
Tên đề tài: Nghiên cứu biến đổi của một số gen ty thể và hệ protein exosome ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ người Việt Nam

1. Họ và tên: Lê Lan Phương                                         2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 14/3/1987                                                 4. Nơi sinh: Bắc Ninh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 2875/QĐ-ĐHKHTN ngày 07/8/2015 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

- Quyết định thay đổi tên đề tài LATS số 4956/QĐ-ĐHKHTN ngày 29/12/2017

- Quyết định tạm ngừng học số 322/QĐ-ĐHKHTN ngày 30/01/2018

- Quyết định tiếp tục học số: 121/QĐ-ĐHKHTN ngày 15/01/2019

- Quyết định gia hạn số: 569/QĐ-ĐHKHTN ngày 14/02/2020

- Quyết định trả NCS về địa phương số: 2804/QĐ-ĐHKHTN, ngày 20/10/2021

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu biến đổi của một số gen ty thể và hệ protein exosome ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ người Việt Nam

8. Chuyên ngành: Nhân chủng học                                 9. Mã số: 9420101.02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Hồng Thái; PGS.TS. Lê Trung Thọ

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Đề tài luận án là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dữ liệu về dạng mất đoạn lớn, tỷ lệ các dạng mất đoạn lớn, mức độ mất đoạn lớn, sự thay đổi số bản sao DNA ty thể (mtDNA) và một số biến đổi gen ty thể (19 dạng mất đoạn lớn mtDNA khác 4977 bp và 16 dạng biến đổi đơn nucleotide chưa từng được công bố) ở cả mẫu mô phổi, mô máu và exosome huyết tương cũng như mối liên quan giữa các biến đổi trên với đặc điểm của mẫu bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) người Việt Nam. Xây dựng được mô hình đánh giá nguy cơ mắc UTPKTBN dựa vào mức độ mất đoạn lớn mtDNA ở máu của bệnh nhân.

- Đây là nghiên cứu đầu tiên xác định được hệ protein exosome huyết tương ở bệnh nhân UPTKTBN người Việt Nam. Tìm thấy một số protein trong exosome huyết tương (EEF1A1, KPNB1, SCR, ACTC1) có tiềm năng trở thành chỉ thị sinh học trong đánh giá tiến triển của bệnh UTPKTBN.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Kết quả của luận án đã cung cấp bô dữ liệu di truyền liên quan đến biến đổi gen ty thể cũng như mối liên quan giữa các biến đổi này với một số đặc điểm ở một nhóm bệnh nhân UTPKTBN người Việt Nam. Đây là nguồn dữ liệu tham khảo quan trọng cho các nghiên cứu về bệnh học phân tử của bệnh UTPKTBN.

- Kết quả của luận án đã cung cấp dẫn liệu protein của exosome huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Nghiên cứu đã xác định được một số protein có tiềm năng trở thành chỉ thị sinh học hỗ trợ đánh giá tiến triển bệnh UTPKTBN.

- Kết quả thu được của luận án có thể là tiền đề để phát triển ứng dụng trong đánh giá nguy cơ, hỗ trợ chẩn đoán cũng như tiên lượng bệnh UTPKTBN, đặc biệt là chẩn đoán bệnh sử dụng các mẫu sinh thiết lỏng không xâm lấn.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục phân tích mức độ mất đoạn và số bản sao ADN ty thể ở mô phổi, máu của cùng bệnh nhân, đồng thời tăng cỡ mẫu nghiên cứu. Tối ưu quy trình xác định và phân tích mức độ mất đoạn lớn ADN ty thể, tiếp tục phát triển thành kit xác định và định lượng mất đoạn lớn mtDNA định hướng hỗ trợ chẩn đoán sớm và tiên lượng bệnh ung thư phổi không tế bảo nhỏ.

- Tiếp tục nghiên cứu các thành phần trong exosome gồm protein, DNA và DNA ty thể nhằm tìm kiếm và xác định các chỉ thị sinh học có thể dùng cho chẩn đoán và điều trị bệnh UTPKTBN dựa trên cơ sở của exosome và các bóng ngoại bào khác.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Thao Phuong Bui, Phuong Lan Le, Linh Thi Tu Nguyen, Le Trung Tho and Thai Hong Trinh (2022), “Proteomic profiling of small extracellular vesicles isolated from the plasma of Vietnamese patients with non-small cell lung cancer reveals some potential biomarkers”, Asia Pacific Journal of Cancer Prevention Vol 23(6), pp.1893-1900. 

[2] Lê Lan Phương, Lê Thị Thanh Nhàn, Hoàng Văn Sơn, Bùi Phương Thảo, Nguyễn Thị Tú Linh, Lê Trung Thọ và Trịnh Hồng Thái (2023), “Mức độ mất đoạn lớn và số bản sao DNA ty thể trong mô phổi của bệnh nhân mắc bệnh phổi không ung thư”, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam  Tập 27 (1), tr. 49-56.

[3] Lê Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thúy Quỳnh, Lê Lan Phương, Bùi Phương Thảo, Nguyễn Thị Tú Linh, Lê Trung Thọ và Trịnh Hồng Thái (2022), “Xác định số bản sao DNA ty thể trong exosome huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội Tập 38(1), tr. 34-41.

[4] Nguyễn Thúy Quỳnh, Lê Thị Thanh Nhàn, Lê Lan Phương, Bùi Phương Thảo, Nguyễn Thị Tú Linh, Lê Trung Thọ, Trịnh Hồng Thái (2020), “Biến đổi A10398G của gen ND3 ty thể trong exosome huyết tương của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ”, Tạp chí Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội Tập 36(4), tr. 50-59.

 VNU Media - VNU - HUS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ